meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Rổ hàng tồn kho nhiều nhất thuộc về phân khúc bất động sản nào?

Thứ năm, 25/05/2023-08:05
Vì thanh khoản không có, các chủ đầu tư buộc phải cắt lỗ sâu, cơ cấu lại sản phẩm của các dự án đang triển khai nếu không muốn “chết” trên đống tài sản.

Theo PLO, nguồn cung chính vẫn là sản phẩm cao cấp, phục vụ nhu cầu đầu tư, cộng với dòng tiền đang khó khăn, lãi suất cao và vướng mắc pháp lý đã ảnh hưởng lên dây truyền, tác động lớn đến thanh khoản các dự án BĐS. Điều này khiến lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều, không có khách mua thì doanh nghiệp sẽ “chết”.

Báo cáo thị trường nhà ở và BĐS quý I/2023 của Bộ Xây dựng cho thấy, số liệu của các địa phương báo cáo tổng lượng tồn kho BĐS rơi vào khoảng 8.808 sản phẩm, gồm chung cư, đất nền và nhà ở riêng lẻ. 

Trong đó, tồn kho chung cư hơn 2.500 căn hộ, nhà ở riêng lẻ hơn 9.000 căn, đất nền hơn 7.100 nền. Tỷ trọng tồn kho nhiều nhất là nhà ở riêng lẻ và đất nền dự án. 

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 đã cho thấy bức tranh kinh doanh kho khăn của các doanh nghiệp địa ốc. Hầu hết các công ty địa ốc mảng dân cư, thương mại đều sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời áp lực chôn vốn hàng ngàn tỷ đồng hàng tồn kho và gánh nợ lãi suất. 


Hàng tồn kho nhà ở riêng lẻ hơn 9.000 căn, đất nền hơn 7.100 nền
Hàng tồn kho nhà ở riêng lẻ hơn 9.000 căn, đất nền hơn 7.100 nền

Các doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới trong quý I giảm hơn 63% so với cùng kỳ; Số lượng doanh nghiệp giải thể là 341 đơn vị, tăng 30%; Số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 61% so với cùng kỳ. 

Chủ tịch HĐQT DKRA Group - Ông Phạm Lâm đưa ra dẫn chứng số liệu thống kê về nguồn cung và giao dịch BĐS tại TP. HCM và các vùng phụ cận đã giảm nghiêm trọng. Nguồn cung trong quý I giảm mạnh nhất khi đất nền chỉ còn khoảng 400 sản phẩm, lượng tiêu thụ là 78 sản phẩm, giảm gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái và chủ yếu tập trung vào các sản phẩm pháp lý hoàn chỉnh. 

Dù các chủ đầu tư tung ra nhiều trương trình khuyến mãi, giảm giá tới 50%… nhưng nguồn cung và số lượng giao dịch vẫn hạn chế và khó bán được hàng. 

Chuyên gia kinh tế TS Huỳnh Thanh Điền cho biết, dòng tín dụng trước đây chảy vào BĐS quá nhiều khiến cho giao dịch tăng mạnh. Người ít tiền vay ngân hàng, chờ giá lên rồi bán, đẩy giá lên cao. Từ đó càng nhiều người tham gia đầu cơ BĐS. Các nhà phát triển cũng vay ngân hàng, phát hành trái phiếu ồ ạt nhằm đẩy mạnh các dự án, góp phần khiến giá tăng cao. 

Nhưng hiện nay các doanh nghiệp đều đang âm tiền vì không bán được hàng, đầu tư không thu hồi được, huy động vốn khó khăn, hàng tồn nhiều… 

Vị chuyên gia cho rằng, để kích cầu thị trường tiêu dùng thì cần bắt đầu từ việc khơi thông dòng vốn vào BĐS, xây dựng. Ngành này phải được hồi phục thì nhu cầu của nhiều ngành liên quan sẽ tăng theo. Khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận, giảm lãi suất thì cũng giảm khó khăn.  

Nhìn ở khía cạnh khác, ông Phạm Lâm cho biết, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là củng cố niềm tin của khách hàng. Như gói 30.000 tỷ đồng trước đây đã lập tức kích hoạt phân khúc nhà ở xã hội và giúp toàn thị trường BĐS hồi phục. 

Hàng tồn kho còn nhiều, không ít dự án đủ điều kiện bán nhưng không bán được vì người mua đang rất e dè. Vì vậy cần làm cho khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp, cần gói tín dụng tiếp cận cụ thể. Bên cạnh đó, phải có chính sách để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

22 giờ trước

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

22 giờ trước

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

22 giờ trước

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

1 ngày trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

1 ngày trước