“Lướt sóng” nhiều lô đất đấu giá, nhà đầu tư mất hàng tỷ đồng tiền cọc
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia chỉ ra cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản năm 2023Nhà đầu tư kỳ cựu âm thầm nghe ngóng thị trường để "săn" bất động sản cuối nămDùng 3 thập kỷ để chứng minh kịch bản trên thị trường bất động sản trong giai đoạn tiếp theoBỏ cọc đấu giá đất, khách hàng mất hàng tỷ đồng
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định về việc hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất với tổng cộng 13 lô đất trong khu vực tái định cư phục vụ tuyến đường ven biển (ĐT639) đoạn từ cầu Lại Giang đến Cầu Thiện Chánh, trong địa phận phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn.
Việc hủy kết quả trúng đấu giá được đưa ra là do người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá còn lại cũng như những khoản nghĩa vụ tài chính có liên quan vào Ngân sách nhà nước theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo nộp tiền.
Chuyên gia: Năm 2023 sẽ là năm thanh lọc của thị trường bất động sản
Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng thì có nhiều chủ đầu tư đã bước vào giai đoạn ngủ đông cũng như cắt giảm nhân sự. Trong năm 2023 được đánh giá sẽ là cơ hội để cho các doanh nghiệp quay trở lại. Mặc dù vậy thì thị trường cũng sẽ có sự thanh lọc khá mạnh.Thời điểm nào giá bất động sản giảm, thị trường hồi phục?
Kể từ quý II/2022, thị trường địa ốc ghi nhận cả mức độ quan tâm và lượng giao dịch BĐS sụt giảm. Phó tổng giám đốc Batdongsan.com cho rằng khoảng 1 năm rưỡi nữa thì thị trường bất động sản mới có thể phục hồi.Nhà đầu tư bất động sản đang cố gồng, chuyên gia tiết lộ thời điểm thị trường sẽ đảo chiều
Hiện nay, một số nhà đầu tư bất động sản đang cố giữ tài sản chờ tín hiệu tốt từ thị trường. Chuyên gia cho rằng, có thể thị trường sẽ đảo chiều vào năm sau.Đặc biệt, ông T.V.S (trú phường Nhơn Hoà, thị xã An Nhơn) đã trúng đấu giá 12 lô đất nằm trong số 13 lô đất vừa đề cập ở phiên đấu ngày 6/8 tại Công ty Đấu giá hợp danh Kiểu Việt, với số tiền trúng đấu giá tổng cộng là hơn 24 tỷ đồng. Người này đã nộp gần 4 tỷ đồng tiền đặt cọc.
Bà N.T.D (trú xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, Kon Tum) trúng đấu giá lô đất còn lại ở phiên đấu giá ngày 13/8 tại Công ty Đấu giá hợp danh Kiểu Việt với số tiền trúng đấu giá tổng là hơn 1,3 tỷ đồng. Bà đã nộp số tiền đặt cọc là 240 triệu đồng.
Sau khi bị hủy kết quả đấu giá đất, số tiền mà ông S và bà D đã đặt trước sẽ được sung vào công quỹ theo quy định của Nhà nước.
Đối với việc mất tiền tỷ vì bỏ cọc đấu giá đất, UBND huyện Diễn Châu (Nghệ An) hồi đầu năm đã hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất đối với 73 lô đất nằm trong vùng quy hoạch dân cư tại các xã Diễn Đồng, Diễn Vạn, Diễn Bích, Diễn Phúc và xã Diễn Mỹ.
Nguồn tin cho biết thời điểm đấu giá là khi xảy ra cơn sốt đất tại Nghệ An. Thế nhưng, các nhà đầu tư đã không nộp hoặc nộp thiếu số tiền trúng đấu giá khi đến thời hạn nộp tiền mua đất theo quy định. Bởi vậy, hơn 15,7 tỷ đồng là tổng số tiền đặt cọc của các nhà đầu tư trúng đấu giá đã được sung vào công quỹ Nhà nước.
Ông N.T.N (Hà Nội) trúng đấu giá 19/28 lô đất ở vùng quy hoạch Rộc Thum Bắc (xã Diễn Phúc) cũng nằm trong số khách hàng tham gia đấu giá và nộp tiền. Do đó, số tiền đặt cọc 7,3 tỷ đồng của người đàn ông này cũng bị sung quỹ.
Đề xuất tăng tiền cọc đấu giá lên mức 30-35% giá khởi điểm ban đầu
Các phiên đấu giá đất tại Bắc Giang thời gian qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp bỏ cọc sau khi trúng giá. Từ đầu năm đến tháng 10 năm nay, toàn huyện Lạng Giang tổ chức đấu giá 612 lô đất với 1.000 tỷ đồng tổng giá trúng. Bà Đặng Thị Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế khu vực Lạng Giang - Lục Nam cho biết có 59 lô đất thuộc các xã Đại Lâm, Quang Thịnh, An Hà, Mỹ Hà đến hạn nhưng khách hàng bỏ cọc, không nộp tiền.
Các chuyên gia bất động sản cho rằng thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng khách hàng bỏ cọc sau đấu giá khá phổ biến vì không có nhu cầu thực mà chỉ nhằm lướt sóng để kiếm lời hay thổi giá nhằm bán những lô đất đã mua từ trước đó ở phạm vi gần khu vực. Một điều rõ ràng là họ sẽ sẵn sàng bỏ số tiền vài trăm triệu đồng, thậm chí là hàng chục tỷ đồng tiền cọc khi thị trường chậm lại và không thể sang tay ngay được.
Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá để ngăn chặn những tình trạng trên, đặc biệt cần nâng cao mức cọc hơn so với hiện nay khi tham gia đấu giá tài sản.
Chẳng hạn như một cử tri tỉnh Nghệ An mới đây cho biết việc đấu giá quyền sử dụng hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng dìm giá, nâng giá, bỏ cọc. Bởi vậy, cử tri kiến nghị lên Chính phủ về việc sửa đổi, hoàn thiện những quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và quy định về giá khởi điểm, chế tài đối với việc không thực hiện thanh toán tiền khi trúng đấu giá.
Trong đó cũng có đề xuất về việc nâng mức tiền đặt cọc đấu giá đất cao hơn so với giá khởi điểm khoảng 30-35%, đồng thời quy định thời gian tối thiểu mới được chuyển nhượng tách thửa, nhằm giúp thị trường quyền sử dụng đất ở ổn định, hạn chế tình trạng lướt sóng đầu cơ thao túng thị trường, và người dân có nhu cầu thực nhưng lại không thể mua được.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đấu giá tài sản hiện quy định số tiền đặt trước mà người tham gia đấu giá phải nộp là từ 5-20% so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Mức cụ thể được thỏa thuận và quyết định bởi người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản.
Sau khi trúng đấu giá, tiền đặt trước được chuyển thành tiền đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện giao kết hay thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Từ việc triển khai với nhiều loại tài sản được đưa ra bán đấu giá, giá trị tài sản khác nhau (hiện có hơn 20 loại tài sản được đưa ra bán đấu giá) đã chỉ ra rằng mức tiền đặt trước tối đa mà Luật Đấu giá tài sản quy định là phù hợp, tạo điều kiện thu hút các cá nhân và nhiều tổ chức tham gia vào phiên đấu giá.
Nếu tiền đặt trước được nâng lên mức quá cao, nhiều khả năng sẽ có ít tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện để tham gia đấu giá. Theo đó, có thể tiềm ẩn nguy cơ móc nối, thông đồng để dìm giá xuống.