meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hết cảnh tấp nập kẻ bán người mua, đất vùng ven TP.HCM mất “nhiệt”, nhà đầu tư loay hoay “thoát hàng”

Thứ hai, 23/05/2022-10:05
Cơn sóng săn đất nền đang dần giảm nhiệt ở thị trường vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Khi nhu cầu mua giảm cũng là lúc nhiều nhà đầu tư ráo riết tìm cách đẩy hàng đi.

Nhu cầu mua đất nền dần hạ nhiệt

Quy định siết tín dụng vào bất động sản, cùng với việc quản lý chặt hơn về quy hoạch, phân lô bán nền…, khiến tính thanh khoản đất nền sụt giảm rõ rệt ở diện rộng. So với thời điểm cách đây chỉ vài tháng, thị trường bất động sản đã không còn cảnh sôi nổi, tấp nập người bán kẻ mua. Tình trạng người người, nhà nhà đổ xô đi “săn” đất nền không còn, thay vào đó là tâm lý dò xét, chờ đợi nghe ngóng tình hình. Dù chưa xảy ra tình trạng bán tháo, cắt lỗ, nhưng đã bắt đầu có hiện tượng lệch pha cung - cầu khu người bán nhiều nhưng số lượng người mua ngày càng ít.

Từng là kênh đầu tư “cứ xuống tiền là có lãi”, đất nền nay có còn “hốt bạc” khi thị trường siết chặt?

Đất nền vẫn được nhiều người đánh giá là phân khúc có biên độ sinh lời hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên, giữa bối cảnh siết tín dụng, các nhà đầu đầu tư cần cẩn trọng khi “xuống tiền”, tránh tình trạng ôm nợ, khó thanh khoản.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Đất nền phát triển quá "nóng" sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, phân khúc đất nền phát triển quá "nóng" sẽ tất yếu dẫn đến rất nhiều hệ luỵ. Trong đó, hệ lụy đầu tiên chính là xuất hiện những cơn sốt đất không đáng có.

Bất chấp nhiều nơi “sốt nhanh nguội sớm”, đất nền Dầu Giây vẫn vững như “kiềng ba chân”

Trong khi đất nền tại nhiều khu vực rơi vào cảnh “sốt nóng rồi nguội nhanh” thì khu vực Dầu Giây - Đồng Nai vẫn ghi nhận sự ổn định. Các dự án đất nền có đầy đủ pháp lý, sổ đỏ riêng vẫn là loại hình sản phẩm được ưa chuộng ngay cả khi thị trường biến động.

Đất nền có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhà đầu tư "nằm im, thở khẽ" chờ đợi diễn biến thị trường

Dưới sự tác động của loạt động thái siết chặt, thị trường bất động sản ngay lập tức đã có những dấu hiệu "hạ nhiệt". Một phân khúc bất động sản được cho là kênh đầu tư "vua" trong thời gian qua là đất nền đã không còn tăng nóng ngay trong tháng 4.

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư đang bỏ tiền vào phân khúc nào?

Trong khi bất động sản có xu hướng giảm ở hầu hết các loại hình, đặc biệt là đất nền, lượng quan tâm giảm tới 18% so với tháng trước thì loại hình bất động sản có công năng sử dụng ngay lại đang được giới đầu tư săn đón.

Đầu tư đất nền: Nhiều nhà đầu tư dở khóc dở cười khi “lướt sóng thành cư dân”

Là một trong những phân khúc có biên độ sinh lời tốt nhất trong lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường liên tục có những điều chỉnh theo hướng bị siết chặt, các nhà đầu tư đất nền cần thận trọng để tránh tình trạng vô tình “lướt sóng thành cư dân”.

Đất nền ven khu công nghiệp đắt hàng tại Phú Thọ 

Tại Phú Thọ, sản phẩm đất nền gần các khu công nghiệp giữ vững vị trí ngôi vương, nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy đã không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời với thị phần này. Có những nhà đầu tư kiếm nửa tỷ đồng chỉ sau một tuần xuống tiền.



Đất nền vùng ven TP HCM hạ nhiệt so với thời điểm đầu năm

 
Đất nền vùng ven TP HCM hạ nhiệt so với thời điểm đầu năm  

Sự chững lại có thể thấy rõ nhất là ở loại hình đất nền tại các thị trường vùng ven. Các nhà môi giới tại địa phương cho hay, số lượng giao dịch đất vườn, đất nông nghiệp ở Bình Phước, Đắk Nông ghi nhận giảm tới 60-70%; tại tỉnh Bình Thuận giảm đến 50% so với giai đoạn cao điểm đầu năm. Dù số lượng sản phẩm rao bán khá nhiều nhưng số lượng người có nhu cầu muốn mua rất ít. Ở những địa bàn nói trên đã không còn cảnh người mua người bán tấp nập tìm kiếm đất rẫy, đất vườn, để đón đầu hạ tầng, lướt sóng, sang tay nhanh như trước. 

Theo báo cáo thị trường tháng 4 cho thấy nhu cầu tìm kiếm và giao dịch đất nền đã sụt giảm rất mạnh ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Theo đó, nhu cầu tìm kiếm đối với phân khúc đất nền trên địa bàn cả nước đã giảm tới 18% so với tháng 3/2022. Ở hai thị trường lớn nhất là TP.HCM và Hà Nội cũng ghi nhận lượng khách hàng quan tâm tìm kiếm đất nền giảm lần lượt là 17% và 11% so với cùng kỳ tháng trước. 

Tại khu vực phía Bắc, đất nền chào bán ở hai tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên lần lượt sụt giảm lượng tìm kiếm là 24% và 26% so với thời điểm đầu năm. Những thị trường từng rất nóng về đất nền ở khu vực miền Trung như Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam đều rơi vào tình trạng giảm nhiệt cả về lượng tin rao bán và nhu cầu giao dịch. Đà Nẵng ghi nhận lượng tin rao bán đất nền đã giảm 4% nhu cầu tìm mua giảm 16% so với cùng kỳ tháng trước; thành phố Hải Phòng cũng ghi nhận tình trạng giảm 29% nhu cầu, trong khi ở Khánh Hòa và Quảng Nam giảm lần lượt 5-6% nhu cầu tìm kiếm so với tháng trước. 




Mức độ quan tâm và lượng rao bán đất nền giảm rõ rệt

 
Mức độ quan tâm và lượng rao bán đất nền giảm rõ rệt  

Đối với thị trường phía Nam, tình hình tương tự cũng đã xảy ra. Mức độ quan tâm đến phân khúc đất nền ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã giảm tới 19%, lượng tin rao bán cũng giảm gần 10% so với tháng 3. Tại tỉnh Bình Dương cả nhu cầu mua và rao bán đất nền đều ghi nhận giảm, với mức giảm lần lượt 9% và 4%. Lượt tìm kiếm mua đất nền ở tỉnh Đồng Nai và Long An cũng đã giảm 12% so với thời điểm tháng 3.

Siết vốn tín dụng khiến đất nền giảm thanh khoản 

Ngay từ những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã phải gánh chịu nhiều tác động từ lạm phát, xung đột địa chính trị đến hàng loạt động thái siết chặt thị trường. Đặc biệt, những kênh huy động vốn của doanh nghiệp bị siết chặt khi Ngân hàng Nhà nước có công văn yêu cầu nghiêm túc thực hiện việc kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp…một số ngân hàng đã đưa ra thông báo hạn chế việc giải ngân vốn đối với lĩnh vực bất động sản. 

Dưới sự ảnh hưởng của các động thái siết chặt, ngay lập tức thị trường bất động sản ghi nhận dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là phân khúc đất nền, loại hình bất động sản vốn rất thu hút nhà đầu tư và các nhà đầu cơ.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng dấu hiệu hạ nhiệt của thị trường đất nền là do ảnh hưởng từ các thông tin liên quan đến thắt chặt tín dụng bất động sản cũng như các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước. Các chính sách siết thị trường đã ảnh hưởng đến tâm lý tìm kiếm của người mua. Một số loại hình bất động sản được nhiều người quan tâm và săn đón như đất nền đã giảm gần 20%. Những con số này cho thấy cung và cầu trên thị trường đã bị tác động rất lớn. Hiện các nhà đầu tư cũng như các sàn giao dịch bất động sản đều giữ tâm lý thận trọng, chờ đợi những diễn biến mới của thị trường. Điều này khiến cho giao dịch trên thị trường bất động sản chậm lại.




Siết tín dụng khiến thị trường đất nền giảm thanh khoản

 
Siết tín dụng khiến thị trường đất nền giảm thanh khoản  

Nói về bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản, chuyên gia cho rằng nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển ổn định với mức tăng trưởng GDP khá hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021, đạt 5,03%. Đáng chú ý, trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký toàn ngành ghi nhận giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021 thì dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn tăng đến 213%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022 cũng ghi nhận tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Những dữ liệu đều cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 dự báo có thể sẽ tăng trưởng ổn định, bền vững khi nguồn vốn đầu tư được quản lý, giám sát chặt chẽ. Lãi suất ổn định và nền kinh tế bắt đầu phục hồi khả quan sau 2 năm đại dịch

Chính phủ cũng đang từng bước minh bạch hóa hoạt động kinh doanh bất động sản, giúp cho thị trường phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững. Tuy siết chặt tín dụng sẽ khiến cho nhóm đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính khó khăn khi huy động vốn nhưng sẽ hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ, đẩy giá bất động sản tăng cao. Do đó, các biện pháp liên quan đến siết tín dụng được đánh giá là chủ trương tốt, giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Tuy nhiên các ngân hàng cũng cần tỉnh táo trong việc siết tín dụng, xem xét giải ngân vốn cho các chủ đầu tư uy tín và dự án triển vọng. Hạn chế tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cần có lộ trình rõ ràng. Bài học nhãn tiền từ thắt chặt tín dụng, thắt chặt tiền tệ năm 2008 và năm 2011 khiến cho thị trường “ngủ đông” trong 10 năm là bài học đắt giá cần phải rút kinh nghiệm.


 
 
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước