Hàng loạt khó khăn vẫn “bủa vây” doanh nghiệp bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Áp thuế cao với người "lướt sóng" bất động sản dưới góc nhìn luật sưRộng cửa cho vay các dự án bất động sản đủ điều kiệnMột năm đầy thử thách của bất động sản trên toàn quốcThị trường trầm lắng
Theo Tiền phong, vừa qua dự án Kenton Node nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè, TPHCM) đã bị đơn vị phát triển dự án gỡ bỏ thông tin bên ngoài hàng rào. Đây là một trong dự án lớn ở khu Nam Sài Gòn với tổng diện tích đạt gần 11ha, với gần 1700 căn hộ, 586 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và condotel cùng 288 phòng.
Ban đầu, công trình tên là Kenton Residences với chủ đầu tư khởi công từ năm 2009 là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên, tổng vốn đầu tư là 300 triệu USD, tuy nhiên dự án phải ngừng thi công vào năm 2011 do thiếu vốn. 6 năm sau đó, Kenton Residences được tái khởi động và có tên mới là Kenton Node Hotel Complex, đồng thời cũng được điều chỉnh lại quy hoạch. Lúc đó, tổng vốn đầu tư của dự án được nâng lên thành 1 tỷ USD, tuy nhiên tiếp tục trì trệ sau đó 1 năm.
Cuộc chiến tái cơ cấu của các doanh nghiệp bất động sản
Khủng hoảng kinh tế đã khiến năm 2022 trở thành một năm “buồn” của ngành bất động sản. Năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản cần có một cuộc tái cơ cấu đồng bộ để nhằm sống sót trước những “cơn sóng mới” và “tàn dư” của các “cơn sóng cũ” để lạiNăm mới bất động sản có nhiều hy vọng từ sự thay đổi về chính sách
Quy hoạch tổng thể quốc gia và sửa đổi Luật Đất đai đang là một trong những hy vọng mới để cục diện thị trường bất động sản có thể ổn định phát triển và tiến lên.Đánh thuế với bất động sản lướt sóng có khả thi?
Lợi nhuận từ lướt sóng lớn nhưng hiện nay, các quy định pháp luật vẫn là các quy định chung, còn nhiều lỗ hổng nên xảy ra tình trạng giao dịch ngầm giữa người mua và người bán mà không thể kiểm soát.Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên hồi đầu năm 2022 làm lễ khởi động dự án với tên gọi mới là Grand Sentosa. Thế nhưng, bên ngoài dự án Grand Sentosa hiện nay đã dỡ bỏ hàng rào bao quanh. Tất cả công trình là những khối bê tông ngổn ngang và trơ trọi, hiện chưa có tín hiệu thực hiện thi công trở lại và bên trong chỉ có bảo vệ công trình mà không hề xuất hiện bóng dáng công nhân nào.
Dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp ở đường Bến Nghé (quận 7, TPHCM) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý và thi công xong hầm, móng và tầng 1, tuy nhiên vẫn đang rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Xét theo quy định, dự án có đủ điều kiện để bán. Tuy vậy, chủ đầu tư là Công ty TNHH Gotec Việt Nam đã không ít lần đề nghị Sở Xây dựng TP HCM cấp thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán từ ngày 24/6/2022, cho thuê mua đối với nhà ở thương mại hình thành trong tương lai, tuy nhiên Sở vẫn chưa xử lý.
Theo Lãnh đạo Công ty TNHH Gotec, các khoản thiệt hại trước mắt đến này đã là hơn 1.050 tỷ đồng. Và doanh nghiệp sẽ không còn khả năng để thanh toán chi phí và duy trì hoạt động nếu không nhanh chóng cấp thông báo đủ điều kiện bán nhà. Do các đối tác ngừng hợp đồng, yêu cầu thanh toán tiền phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại nên mức độ thiệt hại sẽ lớn hơn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã chia sẻ rằng thị trường bất động sản đang vô cùng khó khăn và có thể rơi vào tình cảnh suy thoái. Khó khăn về vướng mắc pháp lý là lớn nhất khi chiếm tới 70% khó khăn của dự án bất động sản trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh. Đó là vì một số quy định về pháp luật thiếu thống nhất và không đồng bộ. Ngoài ra, thủ tục hành chính phức tạp, rắc rối đã khiến việc thực hiện các dự án bất động sản tốn nhiều thời gian hơn và làm gia tăng chi phí đầu tư. Nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp rủi ro, và thanh khoản cũng sụt giảm sâu hơn…
Ông Lê Hoàng Châu cho biết một số doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư, tạm hoãn hoạt động thi công hay dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn và triển khai những dự án mới. điều đó sẽ ảnh hưởng để sự hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế khiến nguồn thu ngân sách nhà nước sụt giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản bộ máy, cắt giảm nhân sự, và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng chính phủ cùng các bộ ngành cần triển khai các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn hiện nay như hoàn thành việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất để phát triển thị trường bền vững và an toàn.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM cho biết công ty của ông trong nửa năm qua không có nguồn thu từ những hoạt động bán hàng. Điều đáng lo hơn là doanh nghiệp liên tục nhận được nhiều đơn xin hoãn thanh toán trong thời gian gần đây. Thậm chí nhiều khách hàng xin thanh lý hợp đồng bất chấp chịu phạt.
Hàng tháng, công ty phải gồng nhiều chi phí để tiếp tục tồn tại. Vị lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cho biết họ sẽ buộc phải tính đến biện pháp giãn thanh toán tiền lương nếu tình trạng khó khăn tiếp tục kéo dài.
Vướng mắc của thị trường hiện nay là sự tắc nghẽn của dòng tiền. Lãi suất vay ở mức cao khiến thanh khoản yếu, giao dịch bất động sản ảm đạm trong những tháng cuối của năm vừa qua và đầu năm nay. Vị lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cho biết chủ đầu tư và người mua đều gặp khó khăn vì động thái hạn chế dòng tín dụng vào bất động sản. Vị này mong rằng các cấp quản lý sẽ có những giải pháp kịp thời trong thời gian tới để tháo gỡ khó khăn, mở van cho thị trường phát triển bền vững, lành mạnh trở lại.
Theo chuyên gia bất động sản, mối quan tâm của người tìm kiếm bất động sản trực tuyến tại những thị trường lớn như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng… đều sụt giảm với mức giảm từ 14-19%. Đa số dự án đều bị ngừng trệ, không thể triển khai do không đủ vốn khiến thị trường đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn.
Một trong những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm mạnh nhất của thị trường trong 3 năm gần đây là sự tắc nghẽn của dòng vốn. Các doanh nghiệp địa ốc đều đang bị thu hẹp các nguồn vốn chính của thị trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu bất động sản cũng không hề có dấu hiệu tích cực.