Đức Phật chỉ dạy: Ngàn vạn ĐẠO NGHĨA trên đời, đạo nào sâu bằng duyên phận vợ chồng?
BÀI LIÊN QUAN
Giác ngộ lời Đức Phật dạy về "ngũ dục": Người tu chiến thắng ngũ dục thế gian bằng cách nào?Giác ngộ lời Đức Phật dạy về sự im lặng: Người hiểu chuyện thường là người kiệm lời!Giác ngộ lời Đức Phật dạy về chữ "nhẫn": Chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh!Câu chuyện con nhện và bài học chiêm nghiệm về nhân duyên trong đời
Theo Phật giáo, có câu chuyện kể rằng, ngày xưa trên miếu Quan Âm có một con nhện giăng tơ. Trải qua nghìn năm sống trong nhang khói và những lời kinh kệ thì nó dần có Phật tính. Một hôm, Phật đến hỏi nhện rằng: "Cuộc đời này, cái gì là đáng quý nhất? Người tu tập đã ngàn năm, vậy đã ngộ ra điều này hay chưa?”.
Lúc này con nhện trả lời rằng: "Thế gian quý giá nhất là cái không có được và cái đã mất đi”. Phật liền bảo trả lời chưa đúng. Qua nghìn năm sau Phật lại hiện lên hỏi nhện một lần nữa cũng với câu hỏi năm xưa, câu trả lời của nhện vẫn như cũ. Qua nghìn năm sau nữa, câu trả lời của nhện vẫn thế.
Cảm niệm lời Đức Phật dạy về "duyên nợ tình yêu": Duyên đến duyên đi, vạn sự tùy duyên!
Lời Đức Phật dạy về duyên nợ tình yêu không phải là lời khuyên nên yêu hay không. Đơn giản đây chính là một chút triết lý ở đời cần suy ngẫm thêm để hiểu thêm về nhân tình thế thái.Đức Phật chỉ dạy 4 mất mát cần bình thản đối mặt ở tuổi trung niên để cuộc sống nhẹ nhàng hơn
Đức Phật dạy nhân sinh vô thường, không có điều gì là bất biến. Danh vọng địa vị, giàu sang phú quý cũng thế và nó cũng chỉ là một kiếp của nhân sinh.Vậy nguyên nhân vì sao mà qua bao nhiêu nghìn năm mà câu trả lời của nhện vẫn như thế? Lý do là vì trong suốt mấy nghìn năm đó nó đã nhìn ngắm si mê một hạt sương long lanh trên cỏ nhưng rồi chỉ một cơn gió lớn là cuốn sương bay đi. Cảm giác mất mát trong lòng nên nhện đinh ninh rằng thế gian này, điều quý giá nhất chính là những gì không có được và những gì đã mất đi.
Sau đó, Phật đã cho nhện đầu thai làm người để chiêm nghiệm quá trình tu luyện của mình. Nhện đã được đầu thai làm nàng Châu Nhi đài các, con một viên quan chức lớn ở trong triều. Khi nàng 16 tuổi thì lúc này trạng nguyên Cam Lộ đỗ đầu và nhà vua quyết định mở yến tiệc. Trong lòng của Châu Nhi vô cùng mừng rỡ bởi biết rằng chàng chính là mối nhân duyên mà Phật đưa đến cho mình. Thế nhưng sự thật lại oái oăm đó là Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong còn Châu Nhi lại được chỉ định với Thái tử Chi Phụ. Quá đau lòng vì mối nhân duyên đổ vỡ mà bản thân nuôi giữ mấy năm trời nên Châu Nhi đã ốm nặng.
Chi Phụ thấy nàng sắp chết cũng đến phủ phục mà có ý định quyên sinh. Đến lúc nàng đang trên ranh giới giữa sống và chết thì Phật lại hiện ra giải thích cho Châu Nhi về mối nhân duyên trong đời. Cam Lộ chính là hạt sương năm xưa bị cơn gió đưa đến và cuốn đi chính là công chúa Trường Phong, mãi mãi hạt sương sẽ thuộc về cơn gió đó. Còn Châu Nhi ư, cây cổ thụ mà nàng nương náu mấy nghìn năm trong kiếp làm nhện đó mới chính là nhân duyên của nàng. Người đó chính là thái tử Chi Phụ. Sau khi giải thích xong cho Châu Nhi, Đức Phật liề hỏi rằng: "Thế thì ở đời, cái gì mới là thứ quý nhất hả nhện con".
Lúc này, nhện như bừng tỉnh và trả lời: "Thưa Phật, thứ quý nhất không phải là thứ không có được hay thứ đã mất đi, mà nó chính là thứ hạnh phúc hiện có trong hiện tại".
THAM KHẢO THÊM:
- 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2022] được lấy từ thực tế
- Mua bán Đất Quận Sơn Tây, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Huyện Ba Vì, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Huyện Chương Mỹ, Hà Nội mới nhất
Vợ chồng chính là do duyên số, có nghiệp và có nợ nhau
Nói theo đạo Phật, vợ chồng chính là do duyên số, có nghiệp và có nợ nhau chứ không phải khi không mà có thể lấy được nhau. Phần lớn điều này đều do duyên số quyết định nên. Dù vậy thì nếu như chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế. Chúng ta cũng cần phải lựa chọn mà trong sự lựa chọn đó của chúng ta sẽ có nghiệp, có nhân quả chi phối ở bên trong.
Tuy nhiên thì sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về phước. Hễ có phước thì chọn đúng và không có phước thì sẽ chọn sai. Đây cũng chính là lý do vì sao mình cảm thấy mình rất ưng ý nhưng khi lấy nhau về lại sống được vài tháng đã dẫn đến đổ vỡ. Con người chúng ta tưởng tượng, tô vẽ ngày xưa không ngờ mới sống chung vài ba tháng đã trở thành một con người khác. Ngày nay, người ta yêu thương nhau xưng nhau vợ vợ chồng chồng nhưng dường như chưa hiểu được đạo nghĩa của vợ chồng. Hãy nhớ rằng, sau khi gọi vợ rồi thì đừng làm cho họ tổn thương. Vợ chồng là những người ăn ở với nhau, trông cậy vào nhau những lúc ốm đau bệnh tật chứ lúc khỏe mạnh, thảnh thơi thì dễ gì ai cần tới ai. Dù cho buồn vui hay hoạn nạn, nguy nan thì cũng phải học cách yêu thương đùm bọc lẫn nhau - đó mới là phải đạo. Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng.
Người chồng chính là tay trái, người vợ là tay phải. Tay trái sờ tay phải không có cảm giác gì nhưng có một ngày, tay trái chảy máu thì tay phải nhất định sẽ giúp cầm máu. Có một ngày, tay trái ngứa ngáy thì tay phải nhất định sẽ gãi ngứa cho tay trái. Hay có một ngày, tay trái cầm đồ mệt mỏi thì tay phải nhất định sẽ giúp cho tay trái bưng đồ. Vậy nên, không được ghét bỏ tay phải của bạn và càng không thể ghét bỏ tay trái của bạn. Bởi vì tay trái nắm tay phải mới có thể tạo nên cuộc đời trọn vẹn, nắm bàn tay của nhau tới tận cuối đời và giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, bình đạm mới thật là yên vui.