Doanh thu công nghiệp ICT đạt kỷ lục sau 9 tháng đầu năm
BÀI LIÊN QUAN
Dư địa tăng trưởng của các tập đoàn công nghệ top đầu Việt NamThị trường gọi xe Việt Nam: Cuộc đua nắm giữ thị phần của các ông lớn công nghệLàm lại cuộc đời sau khi phá sản, doanh nhân công nghệ lọt top 400 người giàu nhất nước MỹTheo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin ICT tính đến hết tháng 9 ước đạt khoảng 109,5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu công nghiệp ICT 9 tháng đầu năm ngoái tăng 13,04% so với cùng kỳ năm 2020 khi đạt 97,8 tỷ USD.
Phần cứng- điện tử chiếm 97 tỷ USD, bằng khoảng 90% tổng doanh thu 9 tháng qua. Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng- điện tử cũng tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái khi đã đạt 90,7 tỷ USD. Trong số đó, 90% thuộc về xuất khẩu phần cứng - điện tử từ doanh nghiệp FDI.
Theo ước tính, giá trị xuất khẩu máy tính và linh kiện đạt 43,1 tỷ USD, còn xuất khẩu điện thoại và linh kiện ước đạt 43,3 tỷ USD.
Doanh thu công nghiệp ICT trong quý 3/2022 đã tăng thêm 37 tỷ USD so với số liệu thống kê nửa đầu năm. Qua 6 tháng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin 6 tháng đạt 72,5 tỷ USD, tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 9 năm nay, công nghiệp ICT đã ghi nhận doanh thu đạt khoảng 12,5 tỷ USD. Trong cơ cấu doanh thu công nghiệp ICT 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giá trị Make in Viet Nam đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD.
Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp ICT đã liên tục tăng trưởng. Doanh thu của mảng này vẫn tăng trưởng mạnh ngay cả ở 2 năm đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp. Tổng doanh thu lĩnh vực này khi kết thúc năm 2021 đã tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020 (đạt 124,678 tỷ USD) khi đạt 136,153 tỷ USD.
Doanh nghiệp bất động sản mong ngóng nới room tín dụng
Sau gần một năm kiểm soát tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào tình trạng “đói vốn” nghiêm trọng. Họ dần “kiệt sức” và mong chờ các nhà băng nới room tín dụng để vượt qua khó khăn.Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra thị trường nước ngoài
Theo thống kê, làn sóng của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian gần đây đã liên tục đầu tư ra nước ngoài vào các thị trường mới như châu u, Mỹ, Úc, Trung Quốc cũng đã phần nào chứng minh được sức đề kháng mạnh mẽ về nguồn vốn cũng như nội lực của doanh nghiệp sau dịch bệnh COVID-19, khả năng cạnh tranh quốc tế cũng ngày càng được nâng cao hơn.Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
Kỳ vọng sẽ có “phao vàng” để tăng nguồn cung nhờ Nghị định 31/2022/NĐ/CP (Nghị định 31), tuy nhiên, nhiều quy định quá khắt khe khiến doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận.Dự thảo báo cáo giao ban quản lý nhà nước quý 3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy Việt Nam có 68.800 doanh nghiệp công nghệ số tính đến hết tháng 9 vừa qua, đã tăng trên 400 doanh nghiệp so với tháng 9, đạt 0,698 doanh nghiệp/1.000 dân.
Số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam những năm gần đây đã liên tục tăng trưởng, đạt 64.000 doanh nghiệp vào năm 2021 (năm 2019 là 45.600 doanh nghiệp). Theo kế hoạch đề ra, Việt Nam sẽ đạt 70.000 doanh nghiệp trong năm nay.
Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025 cho thấy mục tiêu đến năm 2025 sẽ có tổng 80.000 doanh nghiệp công nghệ số.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số nhằm bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số.
Bên cạnh đó, cũng hoàn thiện hồ sơ Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, đồng thời duy trì triển khai những hoạt động hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, và kết nối cung cầu doanh nghiệp công nghệ số với địa phương, cũng như cập nhật về số liệu thông tin cho doanh nghiệp trong sản phẩm công nghệ số Made in Vietnam, cơ sở dữ liệu, qua đó xúc tiến đầu tư và thương mại.