Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Tại sao nhà ở xã hội mãi không đến tay người có nhu cầu thực?Điều chỉnh quy hoạch quỹ đất đô thị phát triển nhà ở xã hộiSau nửa thập niên, giá nhà ở xã hội TP. HCM tăng gấp đôiSố lượng nhỏ giọt
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31. Theo đó, chỉ có 9 dự án với vốn đề xuất khoảng hơn 1.400 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội cũng tăng giá gấp đôi sau 5 năm
Dự án nhà ở xã hội đã được xây dựng và đi vào hoạt động cách đây 5 năm có giá bán ban đầu từ 14 - 15 triệu đồng/m2, hiện tại đã chênh lên gấp 2 lần, rao bán ở mức 30 triệu đồng/m2.Thực trạng hiện nay: "Cò mồi" bán nhà ở xã hội với mức giá chênh đến hàng trăm triệu đồng
Hiện nay, có không ít cò mồi đang công khai rao bán nhà ở xã hội ở Hà Nội và thu giá chênh hàng trăm triệu đồng mỗi căn nhưng các chủ đầu tư khẳng định các thông tin đó là giả mạo.Dự báo số lượng nhà ở xã hội sẽ tăng mạnh kể từ năm 2024
Việt Nam đã trải qua 12 năm thực hiện chương nhà ở xã hội. Ngoài những kết quả khả quan giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình có thu nhập thấp và công nhân cải thiện nơi ở, cũng ghi nhận những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện mô hình này.Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa có 6 dự án được đề xuất tại khu vực Thành phố Thanh Hóa. Bao gồm, 450 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đông Nam – khu đô thị Đông Phát (Tân Thành ECO2) với tổng mức đầu tư 370 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 100 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội thôn Bào Ngoại, phường Đông Hưng, với tổng mức đầu tư 390 tỷ đồng với 569 căn hộ, nhu cầu vay vốn 30 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội AMCI (phường Quảng Thành) với 900 căn hộ, tổng mức đầu tư gần 530 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 350 tỷ đồng; Dự án nhà ở xã hội tại phường Quảng Thắng, quy mô 552 tỷ đồng, quy mô đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng, vốn vay đề xuất 200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đề xuất 2 dự án nhà ở công nhân là Nhà ở công nhân Khu công nghiệp và khu đô thị Hoàng Long với quy mô 500 căn hộ do Công ty CP đầu tư phát triển BĐS nhà Việt Nam thực hiện với vốn đầu tư 450 tỷ đồng và đề xuất được vay 200 tỷ đồng; Và dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu vực phía Đông Khu công nghiệp Lễ Môn với 1.398 căn hộ, Do Công ty giầy Sunjade Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 1.428,4 tỷ đồng và nhu cầu vay 400 tỷ đồng.
Ngoài Thanh Hóa, Lạng Sơn cũng có một sự án Nhà ở xã hội số 2 Xây dựng với 796 căn hộ, dự án do Công ty CP Đầu tư NNP và Công ty cổ phần CDC Hà Nội thực hiện với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, dự kiến vay 30 tỷ đồng.
Đắk Lắk cũng đề xuất vay 10 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 67 tỷ đồng để thực hiện dự án nhà ở xã hội với 67 căn hộ tại khối 6, phường Khánh Xuân.
Phú Thọ cũng đề xuất vay 30 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng để xây dựng dự án khu nhà ở dịch vụ Khu công nghiệp Thụy Vân với 671 căn hộ.
Được biết trước đó, trong lần xét duyệt đợt 1 và 2 của Bộ Xây dựng đã có 15 dự án Nhà ở xã hôi, nhà công nhân, cải tạo chung cư cũ đã được UBND cấp tỉnh đề xuất gồm Lào Cai, Tây Ninh, Tiền Giang, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định với tổng số vốn gần 6.100 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ trên cả nước đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 31.
Vẫn “lệch pha” giữa Ngân hàng và doanh nghiệp
Theo quy định, doanh nghiệp muốn tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất cần đáp ứng bốn điều kiện, bao gồm: đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn thông thường của các NHTM; đáp ứng được điều kiện đã ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2023; sử dụng vốn đúng mục đích; chưa được hỗ trợ lãi suất từ NSNN theo các chính sách khác.
Tuy nhiên, quy định này được các doanh nghiệp phản hồi gây khá nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn ưu đãi.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phạm Huy Hùng, với các tiêu chí siết chặt như vậy, doanh nghiệp rất khó tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất. Bởi doanh nghiệp đã trải qua 2 năm dịch bệnh, tồn tại được đã khó, nếu đáp ứng tiêu chí không có nợ xấu, phải có doanh thu lại phải có tài sản đảm bảo thì doanh nghiệp rất khó đáp ứng.
Đồng quan điểm, ông Châu Minh Nguyện – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai cho rằng, nhiều doanh nghiệp đa ngành sẽ gặp khó khăn trong việc bóc tách lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất 2% cũng như chứng từ chứng minh vốn vay được sử dụng cho lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, Hợp tác xã, hộ gia đình là những đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định 31, nhưng thực tế, các hợp tác xã nhất là hợp tác xã nông nghiệp không dễ tiếp cận được chính sách ưu đãi này vì đa số họ thiếu tài sản thế chấp. Còn đối với hộ kinh doanh, các hộ kinh doanh không có đăng kí kinh doanh thì cũng không thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, ông Nguyện cũng cho biết, theo quy định của Nghị định 31, điều kiện được hỗ trợ lãi suất là doanh nghiệp phải có lãi và có phương án về khả năng phục hồi. Nhưng 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng có nợ xấu, hết tài sản đảm bảo hoặc khả năng trả nợ bấp bênh. Trong khi đây lại là điều kiện tiên quyết của các ngân hàng để doanh nghiệp được vay ưu đãi lãi suất.
“Đó là còn chưa kể, mỗi ngân hàng trong phương án xem xét, rà soát khả năng phục mồi thì mỗi nơi hướng dẫn một kiểu, doanh nghiệp bối rối và lo lắng khó khăn công tác thanh, kiểm tra sau này”, ông Nguyện chia sẻ.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Việt Anh - Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn (SCC) cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng. Trong khi đó, về phía ngân hàng, để đảm bảo các quy định về rủi ro và quản trị, nhiều nơi sẽ lựa chọn và ưu tiên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để cho vay vốn và có xu hướng thận trọng trong giải ngân. Cùng với đó, việc room tín dụng hạn chế cũng ảnh hưởng tới tiến độ thẩm định, giải ngân với các chương trình vay ưu đãi trong đó có chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 về hô trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khi vay vốn ngân hàng thương mại.
Về phía Bộ Xây dựng, ông Hà Quang Hưng – Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho hay, có nhiều dự án qua rà soát có đủ điều kiện nhưng thẩm quyền ban hành văn bản gửi về Bộ Xây dựng chưa đúng.
Bên cạnh đó, ông Hưng thông tin, hiện các ngân hàng còn băn khoăn về những khách hàng được vay vốn ưu đãi lãi suất theo Nghị định 31. Cụ thể, Ngân hàng băn khoăn khoăn và đề nghị làm rõ cho vay ưu đãi với chủ đầu tư hay nhà thầu thực hiện hay cả hai đối với các dự án nhà ở xa hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo chung cư cũ.
Về vấn đề này, phía Bộ Xây dựng đã có văn bản làm rõ đối tượng khách hàng được hưởng gói hỗ trợ 2% là các chủ đầu tư dự án bao gồm chủ đầu tư thực hiện tháo dỡ toàn bộ và ây dựng lại chung cư cũ.
Đại diện Bộ xây dựng cũng cho rằng, Nghị định 31 được ví như phao cứu sinh với doanh nghiệp bất động sản và được doanh nghiệp kì vọng có thêm nguồn vốn lưu động để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh sau đại dịch. Thế nhưng, những quy định khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó lòng tiếp cận.