Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra thị trường nước ngoài
BÀI LIÊN QUAN
In Sách Giáo khoa Hòa Phát (HTP) cùng thương vụ M&A cửa sau ấn tượng: Tăng vốn thêm 900 tỷ mua công ty BĐS, dự kiến thâu tóm Bách Phú ThịnhĐể thực hiện hàng loạt thương vụ M&A, xây dựng hệ sinh thái “đồ sộ” thì Masan Group lấy nguồn tiền từ đâu?Những "tay chơi" nào góp mặt trong các thương vụ M&A nửa đầu năm tại Việt Nam?Doanh nghiệp Việt Nam không ngừng lớn mạnh
Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood mới đây đã công bố thông tin công ty thành viên là Nutifood Sweden (Thụy Điển) đã chính thức sở hữu 51% cổ phần của Cawells. Phía Nutifood cho biết, việc nắm quyền chi phối của một thương hiệu đến từ EU (Liên minh châu u) sẽ giúp cho doanh nghiệp đón đầu sự bùng nổ ngành hàng thực phẩm bổ sung ở thị trường châu Á với gần 5 tỷ dân trong thời gian vài năm tới.
Mặc dù không tiết lộ giá trị của thương vụ đầu tư ở Thụy Điển nhưng Nutifood cũng đã có kế hoạch sẽ mua thêm một số thương hiệu tốt từ Mỹ, Úc để có thể thực hiện tham vọng sẽ trở thành thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu của châu Á.
Cụ thể, Công ty Nutifood Sweden - đây là công ty trực thuộc của Nutifood ở Thụy Điển đã tiến hành mua 51% vốn tại Cawells - đây chính là thương hiệu thực phẩm bổ sung của Thụy Điển.
Thương vụ M&A Cawells: Chiến lược mang bản sắc Việt Nam vươn tầm thế giới của Nutifood
Có thể thấy, giữa làn sóng doanh nghiệp Việt bị nhiều "ông lớn" trên thế giới thâu tóm ngay trên sân nhà, thông tin Nutifood công bố nắm quyền chi phối doanh nghiệp Châu u đã gây ra nhiều chú ý trên thị trường.Để thực hiện hàng loạt thương vụ M&A, xây dựng hệ sinh thái “đồ sộ” thì Masan Group lấy nguồn tiền từ đâu?
Theo ghi nhận, mặc dù “cô đọng” trong một chuỗi win nhưng sau vô số lần mua bán vốn và trải dài mọi lĩnh vực từ khai thác mỏ cho đến ngân hàng, hệ sinh thái của Tập đoàn do Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sáng lập tính đến tháng 9/2021 đã vô cùng đồ sộ.Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Nutifood - ông Trần Bảo Minh cho biết: “Việc đầu tư nắm quyền chi phối tại Cawells giúp công ty có danh mục sản phẩm với hơn 120 loại thực phẩm bổ sung và dinh dưỡng khác nhau”.
Theo tìm hiểu, các loại thực phẩm bổ sung và dinh dưỡng của Cawells bao gồm vitamin và khoáng chất cùng các sản phẩm dành cho trẻ em đến người cao tuổi, các sản phẩm dành cho người luyện tập thể thao. Không những thế, Nutifood cũng là công ty dinh dưỡng đầu tiên của Việt Nam có nhà máy ở Thụy Điển và xây dựng nên Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS).
Còn gây sốc trong giới kinh doanh đồ uống và cà phê Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên Legend mới đây đã khai trương không gian đầu tiên trên thế giới ở Trung tâm Thượng Hải. Đây cũng chính là hoạt động đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên Legend ở thị trường Trung Quốc và nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới.
Đáng chú ý, thương hiệu cà phê G7 của Trung Nguyên Legend còn giữ được thị phần lớn thứ hai ở trên thị trường thương mại điện tử. Và tính từ đầu năm 2022 đến hiện tại, đã có hơn 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend cũng đã được bán ra ở thị trường này.
Đại diện của Trung Nguyên Legend đã nhận xét rằng, trong thời gian 26 năm phát triển thì Trung Nguyên Legend đã không ngừng sáng tạo nên hệ sinh thái cà phê đặc sắc được trải dài trên toàn chuỗi giá trị của ngành với mục đích sẽ góp phần nâng cao giá trị của cà phê lên tầm mức văn hóa, nghệ thuật và tinh thần. Đáng chú ý, sự ra mắt của mô hình "Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend" ở Thượng Hải mới đây cũng đã tiếp tục khẳng định được vị thế của thương hiệu và nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới.
Doanh nghiệp Việt nỗ lực chiếm lĩnh thị trường nước ngoài
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho thấy, Việt Nam hiện tại có 1.584 dự án đầu tư ra nước ngoài còn có hiệu lực với tổng số vốn hơn 21,6 tỷ USD. Và riêng trong 9 tháng đầu năm 2202, có 80 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn hơn 347,3 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp 2,31 lần.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian này có 5 dự án lớn mới được cấp phép của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Vines sang thị trường Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan với tổng số vốn đầu tư của mỗi dự án là hơn 34,68 triệu USD. Theo đó, các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài có khoảng 13 ngành.
Trong đó thì có các ngành như công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn đầu, ngành tài chính - ngân hàng và bảo hiểm, ngành bán buôn, bán lẻ, khai khoáng; nông - lâm - thủy sản. Và trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận đã đầu tư đến 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, kế tiếp là các nước như Singapore, Mỹ, Đức, Hà Lan…
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - GS.TS Nguyễn Mại nhận định, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt nam đang chuyển biến tích cực với nhiều dự án lớn. Và trong tương lai, giá trị đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt cũng có thể vượt 1 tỷ USD/năm từ mức khoảng 700 triệu USD/năm như hiện nay. Có nhiều dự án về công nghệ, cao su và cà phê cũng đã thành công chuyển lợi nhuận từ đó góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối.
TS Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế cũng đưa ra ý kiến rằng ở trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tiến hành thâu tóm các doanh nghiệp Việt thì việc các doanh nghiệp thuần Việt đang có động thái mua lại doanh nghiệp nước ngoài để làm lớn mạnh thương hiệu Việt giữ được thương hiệu và vươn ra thị trường quốc tế chứ không đơn thuần chỉ loanh quanh trong nước. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những thương hiệu mang tầm quốc tế và khu vực. Có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã và đang khẳng định được dấu ấn ở trên thị trường thế giới khi lội ngược dòng vươn ra việc đầu tư ở thị trường lớn như châu u, Mỹ, Australia, Trung Quốc...