In Sách Giáo khoa Hòa Phát (HTP) cùng thương vụ M&A cửa sau ấn tượng: Tăng vốn thêm 900 tỷ mua công ty BĐS, dự kiến thâu tóm Bách Phú Thịnh
BÀI LIÊN QUAN
Câu chuyện M&A Masan Group: Nguyên nhân nào khiến cho Masan chi 3.600 tỷ đồng cho 34% cổ phần của Phúc Long?Quý 3/2022, Tradico dự kiến đạt doanh thu trên nghìn tỷ đồng, M&A mỏ đá tại Bình Thuận và Ninh ThuậnCEO Bùi Quang Anh Vũ chia sẻ chiến lược M&A liên tục những dự án mới của Phát ĐạtTiến hành tăng vốn thêm 900 tỷ đồng mua công ty bất động sản
Theo Nhịp sống thị trường, tiền thân của Công ty cổ phần In Sách Giáo khoa Hòa Phát là Xí nghiệp In Sách Giáo khoa Hòa Phát thuộc Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập từ tháng 4/1996. Công ty được cổ phần hóa vào năm 2004 và đã được chấp thuận niêm yết ở trên sàn HNX vào tháng 11/2006 với mã chứng khoán là HTP.
Và trong một thời gian dài, cùng với quy mô vốn hóa nhỏ chỉ có vỏn vẹn vài chục tỷ đồng, cổ phiếu THP không được các nhà đầu tư chú ý và thường ở trong tình trạng không có thanh khoản. Mặc dù vậy thì từ đầu năm 2021, giao dịch của HTP bất ngờ trở nên sôi động và kèm với đó là đà tăng đột biến từ khoảng 10.000 đồng/cp lên hơn 50.000 đồng/cp, sau khoảng 1 năm tăng 5 lần. Và với 91,8 triệu cổ phiếu đang được lưu hành thì vốn hóa hiện tại của HTP đã tăng lên hơn 4.400 tỷ đồng.
Bất chấp thị trường vốn và nợ bất ổn, M&A tại Việt Nam vẫn đạt gần 5 tỷ USD 6 tháng đầu năm
Theo ước tính của lãnh đạo EY, từ đầu năm đến nay, các thương vụ M&A tại Việt Nam đã gần như mức năm ngoái. Thế nhưng, do giới đầu tư tỏ ra thận trọng hơn nên xu hướng có thể sẽ hạ nhiệt vào cuối năm.Những "tay chơi" nào góp mặt trong các thương vụ M&A nửa đầu năm tại Việt Nam?
Có thể thấy, những ông trùm M&A không thể không kể đến như Masan, Vivaland, Novaland hay Xuân Thiện,...Sau khi công ty này hoàn tất việc phát hành 90 triệu cổ phiếu thì diễn biến giá cổ phiếu của HTP từ đó nâng vốn điều lệ lên 918 tỷ đồng vào đầu năm 2021. Trong đó thì các cổ đông mua vào 90 triệu cổ phiếu này bao gồm Nguyễn Thị Kim Hiếu (sở hữu 25 triệu), Võ Mỹ Tiên (sở hữu 25 triệu), Mai Lê Hồng Sương (sở hữu 22,4 triệu), Nguyễn Thu Thảo (sở hữu 4,4 triệu), Trương Hiền Vũ (sở hữu 4,4 triệu), Hồng Bảo Ngân (sở hữu 4,4 triệu), Trịnh Ngọc Khánh (sở hữu 4,4 triệu).
Đến thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Kim Hiếu đã giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 20,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ là 22,33% còn bà Võ Mỹ Tiên còn 15,3 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 16,67% và bà Mai Lê Hồng Sương còn gần 19,2 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20,87%.
Và sau khi huy đông được tiền thì HTP đã chi 902 tỷ đồng để tiến hành mua 62,75% vốn từ Công ty Hưng Vượng Developer từ các cổ đông hiện hữu tương ứng với mức giá trung bình là 11.900 đồng/cp). Cũng từ đó sở hữu gián tiếp Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Vượng AMC, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Vượng Hospitality.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt hiện tại đang là chủ đầu tư dự án “Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt” ở xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận với quy mô là 72ha và tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng. Và tính đến hết quý 1/2022, dự án đang triển khai thi công xây dựng san lấp mặt bằng cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Và sau khi M&A thành công, Hưng Vượng Developer đã tiến hành đưa các tài sản của mình lên sàn chứng khoán dưới pháp nhân của công ty mẹ HTP.
Dự kiến nâng sở hữu của Hưng Vượng Developer lên 99%, tiến hành M&A Bách Phú Thịnh
Cũng tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, cổ đông của HTP đã thông qua 2 phương án tăng vốn bao gồm việc phát hành hơn 91,8 triệu cổ phiếu chào bán dành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền là 1:1, mức giá chào bán là 10.000 đồng/cp và tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (từ 3 - 7 nhà đầu tư) với mức giá chào bán là 10.100 đồng/cp.
Được biết, tổng số tiền thu được từ hai đợt chào bán trên là khoảng 1.221 tỷ đồng. Trong đó, HTP sẽ dùng 621,8 tỷ đồng để mua cổ phiếu sơ cấp do Hưng Vượng Developer phát hành thêm để có thể tăng tỷ lệ sở hữu lên 99%, 445 tỷ đồng để mua cổ phần vốn góp tại Bách Phú Thịnh và mục tiêu là sở hữu 99% còn 4,2 tỷ đồng để tiến hành bổ sung vốn hoạt động HTP.
Hiện, Công ty TNHH Bách Phú Thịnh là công ty con của Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - HoSE:TDH). Trong tháng 5, TDH đã thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp 51% tại Bách Phú Thịnh với mức giá tối thiểu là 130 tỷ đồng. Bách Phú Thịnh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ là 235 tỷ đồng. Hơn thế, công ty này hiện đang là chủ đầu tư của dự án Khu phức hợp Centum Wealth tại đường Phan Chu Trinh thuộc phường Hiệp Phú, quận 9, TP HCM.
Theo như giới thiệu thì dự án Centum Wealth có tên gọi đó là Chung cư cao cấp Centum Wealth đã bao gồm căn hộ cao cấp kết hợp với khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí. Dự án này cũng được xây dựng dựa trên khu đất 11.572m2 với diện tích căn hộ là 38.233 m2 và diện tích cho thuê thương mại là 2.240 m2. Từ năm 2017, Centum Wealth đã được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư dự kiến là 50 triệu USD.
Năm 2022, HTP đặt kế hoạch với mức doanh thu thuần đạt gần 100 tỷ đồng, so với kết quả năm 2021 gấp hơn 4 lần còn lợi nhuận trước thuế hơn 37,9 tỷ đồng, giảm 34%. Và trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022, HTP đã đạt mức doanh thu là 32,2 tỷ đồng, so với cùng kỳ gấp 8 lần còn lợi nhuận trước thuế hơn 4 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 91%. Như thế, trong thời gian 6 tháng đầu năm, HTP đã hoàn thành được 32% kế hoạch doanh thu và 12% kế hoạch về lợi nhuận.
6 tháng đầu năm 2022, HTP đã thu về 310 tỷ đồng cho ông Hồ Quang Tâm vay ngắn hạn từ hồi tháng 8/2021 với mức lãi suất mỗi năm là 20%. Ngoài ra, HTP có khoản phải thu ngắn hạn là 550 tỷ đồng từ CTCP Thương mại Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bách Khoa Việt (Bách Khoa Việt) bởi ngày 22/8/2022, HTP đã tiến hành thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Nhà máy xăng pha chế xăng nhiên liệu sinh học E5 với Bách Khoa Việt. Cũng do nhà máy chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra mà HTP đã nhận được khoản hỗ trợ tù Bách Khoa Việt trên số vốn góp với mức lãi suất mỗi năm là 10%.