meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản TP HCM “dở khóc dở cười” khi thừa quỹ đất, “đói” dự án

Thứ hai, 27/06/2022-09:06
Tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm dự án bất động sản vẫn đang trong cảnh chờ được tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách. Cũng vì lẽ đó mà không ít doanh nghiệp địa ốc bị “mắc kẹt”, không thể triển khai dự án để thu hồi vốn, gặp khó trong hoạt động.

Doanh nghiệp “khắc khoải” chờ dự án 

Tập đoàn Đất Xanh sở hữu quỹ rất lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều dự án quy mô lớn, thế nhưng trong vòng 2 năm gần đây, đơn vị này không thể phát triển thêm dự án mới nào. Tương tự, kể từ sau thành công của Dự án Him Lam Phú An thực hiện từ năm 2016 với hơn 1.000 căn hộ, cho đến hiện tại,Công ty cổ phần Địa ốc Him Lam vẫn không thực hiện thêm bất cứ dự án nào mới, dù có sở hữu rất nhiều quỹ đất đẹp ở Sài Gòn.

Bà Lê Thị Bích Ngọc, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Him Lam Land chia sẻ “Do không có nhiều dự án mới được triển khai, nên trong hơn 5 năm qua, Him Lam chấp nhận phải co cụm kinh doanh, dẫn đến việc nhiều nhân viên kinh doanh buộc phải cho nghỉ việc. Từ đó, tạo ra những gánh nặng rất lớn về tài chính, gia tăng áp lực để tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp”.

Vì sao bất động sản công nghiệp Thái Nguyên đạt tăng trưởng ấn tượng ?

Thái Nguyên là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực phía Bắc. Trong đó, thời gian qua phân khúc bất động sản công nghiệp luôn có chỉ số tăng trưởng ấn tượng, hiện nay địa phương này có 7 khu công nghiệp tập trung và một khu công nghệ thông tin có diện tích rộng 2.600ha.

"Nỗi ám ảnh" của thị trường bất động sản 10 năm trước đây liệu có lặp lại?

Đánh giá về thị trường hiện tại, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, CBRE Việt Nam cho biết, diễn biến của thị trường bất động sản đang hoàn toàn khác với thời điểm bong bóng của thị trường một thập kỷ trước.

Liệu đây có phải lúc nhà đầu tư nên xuống tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư hiện đang có tâm lý nửa chừng, vừa muốn chờ bất động sản giảm giá rồi mua lại vừa sợ bất động sản sẽ tiếp tục tăng cao vì nguồn cung đang khan hiếm. Vì sự đối lập này đã khiến quyết định “xuống tiền” của nhà đầu tư bị trì hoãn. Các chuyên gia cũng khuyến nghị phải quan sát và tìm hiểu thật kỹ diễn biến thị trường, không thể nóng vội mà mua vào bất động sản ngay lúc này.

Nguồn cung bất động sản cho thuê tăng chậm, nhu cầu tìm kiếm tỷ lệ thuận với giá bán căn hộ chung cư

Tổng hợp số liệu trong tháng 5/2022, mức độ quan tâm đến các loại hình bất động sản để ở, kinh doanh, sản xuất như chung cư trung cấp, cao cấp hay các sản phẩm bất động sản cho thuê đều tăng mạnh tỷ lệ thuận với giá thuê và giá bán.

Sau thời gian tăng "nóng", thị trường bất động sản đang có dấu hiệu trầm lắng

Thời điểm hiện tại thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu trầm lắng sau một thời gian dài tăng "nóng", nguyên nhân được xác định do nhu cầu rao bán tăng cao trong khi lượng giao dịch lại tiếp tục giảm.

Tạo lực tác động để bất động sản du lịch phát triển sau giai đoạn phục hồi hậu Covid - 19

Hậu Covid - 19, thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng đã bước vào giai đoạn phục hồi rất tích cực. Tuy nhiên thị trường vẫn cần những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc cho các loại hình đặc thù này để đi vào quỹ đạo phát triển mạnh hơn.

Nhiều doanh nghiệp dù có quỹ đất lớn nhưng vẫn không thể triển khai dự án vì vướng mắc pháp lý
Nhiều doanh nghiệp dù có quỹ đất lớn nhưng vẫn không thể triển khai dự án vì vướng mắc pháp lý

Trong một vài năm trở lại đây, câu chuyện về việc các dự án bất động sản ở TP.HCM bị ách tắc, khó triển khai không còn là điều gây ngạc nhiên. Vấn đề này đã được nhiều lần đề cập, thảo luận ở nhiều chương trình hội thảo, tọa đàm; có không ít kiến nghị từ các đơn vị doanh nghiệp bất động sản đã được gửi đến cho các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn tồn tại hàng trăm dự án bất động sản đang chờ đợi để được tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế pháp lý, chính sách.

Dự án căn hộ Diamond Lotus Lakeview của đơn vị Phúc Khang Corp (tọa lạc tại quận Tân Phú, TP.HCM) là một trường hợp điển hình như vậy. Dự án được xây dựng triển khai trên nền diện tích 11.458 m2, được thiết kế bao gồm 3 tòa tháp voeis 21 tầng, tương đương khoảng 1.000 căn hộ. Dự án này đã được đơn vị Phúc Khang Corp xây dựng triển khai từ năm 2015. Tòa nhà A và tòa nhà C đã được mở bán trong tháng 7/2016, tòa nhà B được mở bán vào thời điểm tháng 4/2017, nhưng sau đó, Dự án này vẫn chưa thể triển khai.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc của Phúc Khang Corp cho biết, Dự án Diamond Lotus Lakeview đã được tiến hành thi công xong phần hầm móng, tuy nhiên không tiếp tục được cấp phép cho xây dựng, do vướng mắc vì việc chuyển đổi nguồn gốc đất đai từ đất sản xuất sang loại hình đất nhà ở.

Không riêng gì dự án chung cư Diamond Lotus Lakeview, đơn vị Phúc Khang Corp còn đang bị “mắc kẹt” với dự án căn hộ Rome Diamond Lotus (ở TP. Thủ Đức), dù đã được ra mắt từ thời điểm năm 2019, song vẫn đến nay vẫn chưa được tiến hành xây dựng. “Từ thời điểm năm 2015 tới nay, Công ty Phúc Khang Corp không có thêm dự án mới nào được triển khai xây dựng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển”, bà Lưu Thị Thanh Mẫu nói.


Doanh nghiệp bất động sản hoạt động cầm chừng vì không có dự án mới
Doanh nghiệp bất động sản hoạt động cầm chừng vì không có dự án mới

Nhà thầu xây dựng rơi vào cảnh lao đao

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhận định, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản hiện nay đang ở trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhất do không có dự án để triển khai, hoặc có quỹ đất, có dự án nhưng không thể triển khai được. Việc tìm kiếm cơ hội thực hiện dự án mới vô cùng gian nan, khó khăn bởi vướng mắc về vấn đề cơ chế, chính sách.

Thực tế này đã khiến cho các đơn vị doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình cảnh “đứng ngồi không yên”. “Trong vòng hai năm trở lại đây, thị trường bất động sản đối diện với rất nhiều khó khăn, nên các đơn vị nhà thầu xây dựng cũng bị chịu nhiều ảnh hưởng rất nhiều. Nếu cứ kéo dài tình trạng khó khăn như hiện nay, thì trong vòng 5 năm tới, sẽ có rất nhiều đơn vị nhà thầu không thể tồn tại được,buộc phải giải thể”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Cảnh báo trên của Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam không phải là điều không có căn cứ, bởi lẽ kết quả kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp xây dựng này đang bắt đầu có dấu hiệu “xuống dốc”. Đơn cử, trong báo cáo tài chính hợp nhất tung ra vào thời điểm quý I/2022 của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đã cho thấy kết quả kinh doanh vô cùng ảm đạm sau thời gian hai quý liên tiếp lỗ đậm.


Doanh nghiệp không ra được dự án khiến nguồn cung thu hẹp
Doanh nghiệp không ra được dự án khiến nguồn cung thu hẹp

Trong quý I/2022, đơn vị nhà thầu xây dựng này chỉ đạt kết quả hơn 1.912 tỷ đồng doanh thu thuần, con số này giảm gần 26% so với thời điểm cùng kỳ năm 2021 do bị giảm đến 25% nguồn thu từ các hợp đồng xây dựng; doanh thu từ hoạt động cho thuê thiết bị chỉ mang về cho doanh nghiệp hơn 376 tỷ đồng, giảm mạnh 47% so với thời gian cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, chi phí tài chính lại bất ngờ vụt tăng lên gấp 12 lần so với thời điểm cùng kỳ. Sau khi trừ hết các khoản hoạt động chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty Coteccons bị giảm mạnh 46%, chỉ còn lại vỏn vẹn là hơn 29 tỷ đồng.

Chia sẻ về hoạt động kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp làm việc trong ngành xây dựng, ông Hoàng Ngọc Tú, Phó tổng giám đốc của Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta nhận định, trong vài năm gần đây, số lượng dự án mới được triển khai vô cùng hạn chế, lại bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều những ảnh hưởng, tác động tiêu cực.

Nhìn chung, biên độ lợi nhuận của các đơn vị nhà thầu xây dựng hiện nay rất thấp và đang có xu hướng giảm dần trong vài tháng gần đây. Khi giá nguyên vật liệu gặp phải tình trạng biến động lớn, giá nhân công lao động leo thang, chi phí sản xuất và thi công của doanh nghiệp bất động sản tăng cao, thì các nhà thầu hầu như không còn nhiều lợi nhuận như trước”, ông Hoàng Ngọc Tú đưa ra phân tích.

Mới đây, đơn vị Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản gửi UBND TP.HCM và Sở Xây dựng TP.HCM về việc báo cáo tổng hợp kiến nghị của 57 đơn vị doanh nghiệp đề nghị xem xét và tháo gỡ vướng mắc cho 64 dự án bất động sản bao gồm cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.

Tiếp đó, đơn vị này cũng đã có báo cáo (bổ sung) về kiến nghị của 29 đơn vị doanh nghiệp bất động sản đề nghị xem xét việc tháo gỡ vướng mắc về pháp lý hoặc về thủ tục đầu tư xây dựng của 38 dự án bất động sản, loại hình nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước