Tạo lực tác động để bất động sản du lịch phát triển sau giai đoạn phục hồi hậu Covid - 19
Tạo “đòn bẩy” bằng sự phát triển kinh tế du lịch
Theo Vietnamnet, trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng và là điểm đến du lịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia nổi bật với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả về thị trường nội địa và quốc tế khi đã 4 năm liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho hay, Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch với vị trí địa lý đắc địa, đường bờ biển kéo dài từ Nam ra Bắc cùng vô vàn danh lam, thắng cảnh, văn hóa đặc trưng tại mỗi vùng miền.
Sử dụng mô hình “toàn dân làm du lịch" để BĐS du lịch – nghỉ dưỡng phát triển
Để phát triển phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng cần phải có các giải pháp thu hút nguồn vốn từ người dân, sử dụng mô hình “toàn dân làm du lịch". Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát triển phân khúc bất động sản này.Pháp lý rối ren điểm nghẽn của thị trường bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng
Pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng như condotel đang là trở ngại lớn đối với nhiều nhà đầu tư, nó ít nhiều gây nên điểm nghẽn cho thị trường phân khúc này. Chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích chuyên sâu của GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.Bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng thời mở cửa du lịch, nhà phố, shophouse tiếp tục là điểm sáng thông thể bỏ qua
Theo báo cáo từ DKRA Vietnam về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tháng 5 vừa qua, phân khúc shophouse, nhà phố tiếp tục trở thành điểm sáng của thị trường với số lượng sản phẩm mới dẫn đầu cả về nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ cũng tương đối khả quan. Bên cạnh đó, biệt thự nghỉ dưỡng và condotel cũng ghi nhận tăng đáng kể.Vị chuyên gia này cũng cho rằng, trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch xuất hiện nhiệm vụ là tận dụng lợi thế về địa lý, khai thác tối đa các tiềm năng. Theo định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh kinh tế du lịch mạnh nhất toàn cầu.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và được phát triển bền vững tại Việt Nam, quốc gia sẽ phấn đấu tiếp đón ít nhất 120 triệu lượt khách nội địa và 35 triệu lượt khách quốc tế; Tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ được duy trì từ 6 - 7%/ năm đối với khách nội địa và 12 - 14%/năm đối với khách du lịch nước ngoài. Để đạt được mục tiêu này, một trong những yếu tố cốt lõi của ngành du lịch là cần phát triển thêm các cơ sở lưu trú, nơi ở nghỉ dưỡng dành riêng cho du lịch - nghỉ dưỡng.
“Hiện nay, dù phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã có đà tăng trưởng, nhưng trong vài năm tới, khi du lịch hồi phục và tăng trưởng trở lại, cơ sở nền tảng phục vụ lưu trú hiện nay sẽ không đủ đáp ứng. Do đó, phải khơi thông pháp lý, để tạo tiền đề cho ngành du lịch tăng trưởng” - Ông Đính nhận định.
Ông Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia phân tích, bất động sản du lịch tuy mới được hình thành và phát triển chỉ trên dưới 5 năm trở lại đây nhưng thị trường này đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế chung với khoảng 21,3% số lượng buồng phòng của các khách sạn 3-5 sao trên cả nước. Nhìn nhận từ những đóng góp tích cực như vậy, ngành du lịch đã có động lực phát triển thêm ngày càng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu phong phú của khách hàng, nhất là sau giai đoạn dịch bệnh. Đồng thời, ngành du lịch cũng tạo ra công ăn việc làm, góp phần không nhỏ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đọa phương và khu vực.
Dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn, chuyên gia Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận xét, dù Việt Nam đang có lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên nhưng ngành du lịch vẫn không bằng các quốc gia trong khu vực lẫn thế giới.
Ông Khương cho rằng, một khi đã xác định du lịch là ngành công nghiệp không khói, lĩnh vực này đóng góp lớn vào GDP thì các nhà làm luật, cơ quan đầu ngành phải cải thiện lại cơ chế, rút giảm thời gian hoàn thiện thủ tục, nới lỏng hành lang pháp lý. Từ đó mở rộng các dịch vụ liên quan tới ngành du lịch - nghỉ dưỡng và tạo tiền đề để bất động sản nghỉ dưỡng phát triển một cách thăng hoa, vươn tới những giá trị xứng tầm tiềm năng.
Cơ hội tốt nhất cho bất động sản du lịch phát triển
Thị trường bất động sản đang ngày một thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế cũng như là động lực phát triển mạnh mẽ cho nhiều ngành nghề và thị trường khác. Có thể thấy, bất động sản Việt Nam đang phát triển đúng hướng và dần đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Đồng thời từng bước nâng cao điều kiện sống của tất cả các đối tượng, tầng lớp dân cư. Góp công lớn vào việc đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.
GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng là điều cần thiết. Bởi đây là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích khách hàng…
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, sẽ có 12 luật tạo nên hành lang pháp lý của bất động sản. Các thủ tục pháp lý tại các bộ luật chuyên ngành đang có sự đan xen, chồng chéo lên nhau… Điều này đã tạo ra các vướng mắc khó giải quyết, dẫn tới các dự án bất động sản bị ảnh hưởng, tiến độ bị chậm, có những dự án phải mất hàng chục năm xây dựng, đội chi phí vô hình cho chủ đầu tư. “Chưa bao giờ các doanh nghiệp đầu tư bất động sản khó khăn như hiện nay” - Ông Hiệp nhìn nhận.
Ông Nguyễn Đức Lập - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo BĐS nhận định, hiện điểm nghẽn trong hành lang pháp lý, khâu tổ chức thi hành các quy định là yếu tố cơ bản làm hạn chế sự phát triển của thị trường và đẩy giá bất động sản tăng cao.
Theo kiến nghị của ông Nguyễn Văn Đính, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương ra cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó cũng đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, nhà đầu tư,...
Ông Vũ Tiến Lộc - nguyên Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Hiện nay, chúng ta đang ở thời điểm phục hồi nền kinh tế và thị trường BĐS là một thị trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi này. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển sẽ giúp nền kinh tế phát triển, hồi phục”.