Điều gì sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở TP.HCM trong năm 2023?
BÀI LIÊN QUAN
Dự báo nguồn cung nhà ở nhiều hạn chế trong năm Quý Mão“Phá băng” thị trường bất động sản với sự trở lại của phân khúc nhà ở vừa túi tiềnNhà ở xã hội: Giấc mơ quá đỗi xa vời của người lao độngNhững hạn chế của thị trường
Báo cáo thị trường quý, của Savills Việt Nam cho thấy ở phân khúc căn hộ tại TP.HCM, nguồn cung sơ cấp đạt trong năm 2022 21.000 căn, tăng 84% theo năm. Tuy nhiên, đến 80% trong số đó là các sản phẩm ra mắt trong 6 tháng đầu năm. Quý IV vừa qua chỉ ghi nhận 8.000 căn hộ mới mở bán. Savills cũng ghi nhận các chủ đầu tư đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong quá trình huy động vốn cũng như thủ tục hoàn thiện pháp lý phức tạp. Về tâm lý khách hàng, lạm phát và lãi suất vay có xu hướng tăng cao cũng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà vào thời điểm này.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills TP.HCM nhìn nhận trong nửa đầu 2022, thị trường đã có những dấu hiệu hồi phục so với năm 2021. Tuy nhiên, đến nửa sau năm 2022 chúng ta thấy lượng giao dịch chậm hơn rất nhiều.
“Có thể thấy chính sách về tín dụng được siết chặt cũng như chủ trương chống tham nhũng của Nhà nước đã khiến các quy trình hành chính để các dự án được thông qua và phát triển cũng châm lại. Đồng thời nguồn tiền hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng cũng đã giảm đáng kể, khiến chủ đầu tư cũng như khách hàng gặp khó khăn để có một dòng tài chính trong việc mua hay phát triển nhà ở”, bà Trang phân tích.
Với những hạn chế trên, lượng giao dịch cũng ghi nhận diễn ra khá chậm với giá bán trung bình tăng cao. Cụ thể, trong năm 2022, tổng giao dịch đạt 14.600 căn với tỷ lệ hấp thụ đạt 69% và là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Giá bán căn hộ trung bình cao với mức 107 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 43% theo năm. Riêng trong quý cuối năm, nguồn cung sơ cấp lên đến 125 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 71% theo năm. Báo cáo Savills cũng chỉ ra các căn hộ có giá trị từ 2-5 tỷ đồng chiếm đến 68% lượng giao dịch và không có căn hộ dưới 2 tỷ đồng.
Phân khúc nhà ở bình dân sẽ là “điểm sáng” của thị trường bất động sản trong năm 2023
Nhà ở vừa túi tiền dành cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp được coi là động lực quan trọng giúp cho thị trường bất động sản sớm lấy lại được đà tăng trưởng, giải tỏa tâm lý tiêu cực, bức bối trong thời gian qua. Sau nhiều năm khan hiếm, loại hình nhà bình dân nhiều khả năng sẽ trở lại mạnh mẽ.Kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội liệu sẽ sớm hoàn thành?
Nếu những khó khăn và vướng mắc về pháp lý không được tháo gỡ nhanh chóng, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội sẽ khó thành công.Nhà ở xã hội: Niềm ước mong của nhiều người
Với ước mơ mua nhà giá rẻ để có thể đảm bảo cuộc sống của không ít người, thế nhưng chắc hẳn đây vẫn chỉ là giấc mơ khi nguồn cung nhà ở xã hội đang vô cùng khan hiếm.Ở góc độ khách hàng, người mua bị ảnh hưởng bởi giá bán sơ cấp cao với khoảng 55% nguồn cung có giá từ 5-10 tỷ đồng/căn.
“Chúng tôi đã có những khảo sát về tỉ lệ khách mua sử dụng nguồn vốn tài chính vay ngân hàng. Với những dự án ở mức tầm trung, lượng khách cần hỗ trợ từ ngân hàng từ 50-80% giá trị căn hộ. Điều đó cho thấy một số khách hàng gặp khó khăn khi không có đòn bẩy tài chính. Bộ phận Nghiên cứu Thị trường của Savills cũng ghi nhận trong các dự án đang mở bán, tồn tại một số trường hợp người mua trả hàng vì họ không thể thực hiện được quy trình vay vốn ngân hàng theo tiến độ”, bà Võ Thị Khánh Trang thông tin thêm.
Thị trường hướng về những sản phẩm đảm bảo pháp lý
Mặc dù trong bối cảnh nguồn vốn hạn chế và nguồn cung mới có giá bán cao, chuyên gia của Savills cho biết đã có những khảo sát đối với những giao dịch thành công để tìm ra động lực cho thị trường trong thời gian khó khăn này. Theo đó, 80% lượng giao dịch thành công đến từ những dự án có pháp lý vững chắc và tiến độ xây dựng đảm bảo như cam kết.
“Điều đó cho thấy nhóm khách hàng có sẵn tiền sẽ nhìn vào tiến độ xây dựng và tính pháp lý của dự án và xem đây là yếu tố quyết định để mua bất động sản. Đó là điều mà trong năm nay chủ đầu tư nên nhìn nhận và chú trọng. Chúng tôi thấy rằng nửa đầu năm 2023 sẽ vẫn còn những khó khăn cho chủ đầu tư và chính sách của nhà nước được hoàn thiện. Và chúng ta hy vọng là đến quý III và quý IV năm 2023 sẽ có những chính sách và hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng rõ ràng hơn.
Theo bà Trang, trong năm 2022, các chủ đầu tư đã đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi và tất cả đều đánh vào nguồn tài chính của người mua. Ví dụ, có những chính sách giảm giá hay những chiết khấu rất cao, có thể lên đến 40% nhưng yêu cầu khách mua phải thanh toán lên đến 98-99% tổng giá trị của căn hộ. Điều đó gần như chỉ đánh vào một đối tượng là những người mua đã có lượng tiền sẵn có chứ không phải những người mua cần có đòn bẩy về tài chính.
Đánh giá về nguồn cung thị trường trong năm 2023, Savills Việt Nam dự kiến sẽ có 5.000 căn đến từ việc các chủ đầu tư trì hoãn kế hoạch mở bán từ trước đó. Trong ngắn hạn, tình hình thắt chặt tín dụng đối với ngành bất động sản sẽ tiếp tục kéo dài. Các doanh nghiệp cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu dẫn đến khó khăn trong huy động vốn. Nhìn chung, nguồn cung căn hộ mới trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 8.000 căn, giảm giảm -60% so với năm 2022.
Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM vẫn cao nhờ tỷ lệ di cư thuần tăng và tốc độ đô thị hóa. Đến năm 2023, nguồn cung dự kiến đạt 103.800 căn, trong đó 53% lượng căn hộ mới đến từ TP Thủ Đức.
Thị trường sẽ hồi phục từ giữa nămCác chuyên gia tại Colliers nhìn nhận nhu cầu sở hữu căn hộ tại TP HCM đang sụt giảm do rào cản tín dụng. Nhiều khách hàng đồng thời hoãn kế hoạch mua nhà với kỳ vọng mức giá tốt hơn trong thời gian tới. Xét ở thị trường sơ cấp, DKRA đánh giá mặt bằng giá bán khó có biến động tăng giá trong năm nay. Song song đó, các chính sách thanh toán nhanh và mức chiết khấu cao sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. Cushman & Wakefield chỉ ra các hình thức phổ biến gồm chiết khấu 3-16% khi thanh toán nhanh, ân hạn nợ gốc và miễn lãi suất trong 12-36 tháng khi vay ngân hàng, hoặc tặng các gói nội thất, cam kết cho thuê lại hay chiết khấu thẳng vào giá trị căn hộ. Trong khi đó, giá bán thứ cấp được cho là sẽ có phần giảm mạnh do nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính như khoản vay đến hạn bị nâng lãi suất và lo lắng về những biến động khó lường của thị trường trong năm tới, dẫn đến bán tháo sản phẩm để cắt lỗ. Bên cạnh vấn đề về giá và nguồn vốn, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng vướng mắc pháp lý cũng là một yếu tố lớn tạo áp lực lên thị trường. Do đó, cả người mua và nhà đầu tư đều đang có xu hướng chờ xem chính sách mới của năm 2023 trước khi đưa ra quyết định. Đây cũng là lý do các dự án đều chưa có lịch mở bán cụ thể, nhiều khả năng đến cuối quý I hoặc sang quý II trở đi mới "manh nha" bán hàng. Một trong những thông tin lạc quan ngay từ đầu năm cho thị trường là Chỉ thị số 03 ban hành ngày 27/1 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhằm thúc đẩy phát triển các dự án hiệu quả. Bộ Xây dựng được giao chủ trì tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cũng như khẩn trương đề xuất giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững. Bộ Xây dựng rà soát nhằm sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan, trình Chính phủ dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). |