Chuyên gia nhận định sản phẩm bất động sản 2-3 tỷ đồng sẽ cứu giúp doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Thời điểm đưa bất động sản về giá trị thựcBán lẻ và xu hướng mới của ngành bất động sảnBất động sản chợ âm thầm vươn lên giữa bối cảnh thị trường u ámChủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công phát biểu tại Diễn đàn phát triển bền vững Bất động sản năm 2022 vòa ngày 15/12 vừa qua rằng năm 2022 là một năm đầy biến động với thị trường và các doanh nghiệp bất động sản. Trải qua cơn bão tố là thời điểm để doanh nghiệp rút ra bài học và kinh nghiệm nhằm phát triển bền vững.
“Khi vốn huy động xã hội không được đầu tư vào tạo sản phẩm cho thị trường địa ốc mà một tỉ lệ lớn đổ vào đầu cơ, mở rộng quỹ đất để thâu tóm dự án quỹ đất, khiến dòng tiền tương lai bị chững lại. Doanh nghiệp mong chờ vào việc giá đất đai tăng là một khiếm khuyết lớn”, theo Chủ tịch VCCI.
Theo ông Công, các doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn cần cơ cấu, kiểm soát lại rủi ro lãi suất, dòng tiền, tỷ giá. Cần có những phương áp giải quyết việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong vòng 2 năm tới. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận với các hỗ trợ từ chương trình hồi phục và phát triển kinh tế.
Không phải cứ sẵn tiền mặt là thấy được cơ hội đầu tư bất động sản có lời
Với tình hình diễn biến trên thị trường hiện tại, rõ ràng bất động sản đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho người có sẵn tiền mặt mua để ở và đầu tư, họ sẵn sàng xuống tiền cho những sản phẩm tốt, có pháp lý hoàn chỉnh.Giải pháp để doanh nghiệp bất động sản sớm phục hồi trở lại
Giới chuyên gia cho rằng, cần những yếu tố để giúp thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ trở lại trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp địa ốc cần phải chủ động giải bài toán nguồn vốn và khơi thông các vấn đề pháp lý, là những giải pháp để giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ.Điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm đà hồi phục của thị trường bất động sản
Giới chuyên gia cho rằng thị trường bất động sẽ hồi phục và bình ổn trở lại khi những nút thắt về cơ chế và nguồn vốn được tháo gỡ.Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần hướng đến sự chuyên nghiệp, đặc biệt là từ khâu huy động vốn hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán và thực hiện các cam kết. Cùng với đó là quan tâm đến việc quản lý rủi ro tài chính về dòng tiền, lãi suất, và tỉ giá. Các doanh nghiệp cần đưa ra thêm những chính sách và xem xét lại giá bán sao cho phù hợp.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính, sản phẩm tầm khoảng 2-3 tỷ đồng mở bán chỉ trong một ngày gần như sẽ hết sạch, trong khi căn hộ giá 6-7 tỷ đồng sẽ khó bán. Nhu cầu của người dân ở mức cao và họ chuẩn bị sẵn nguồn lực để mua nhà. Không ít nhà đầu tư trông chờ tìm sản phẩm có giá trị nhằm đưa tiền ra thị trường.
Theo đề xuất của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cần đưa ra nguồn vốn cụ thể cho thị trường bất động sản, đặc biệt là cho nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại với mức giá thấp. Đố với thành phố lớn, giá nhà ở từ 30 triệu đồng/ m2 trở xuống cần có lãi suất hỗ trợ, giá thấp hơn với những địa phương khác cũng vậy.
Theo đánh giá của bà Bùi Trang, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Cushman&Wakefield Việt Nam, các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn, chưa tham gia được thị trường. Một số chủ đầu tư đang chứng kiến cấu trúc vốn mất cân bằng. Bà Trang cho rằng cần có cơ chế và chính sách nhằm tận dụng được nguồn quỹ nước ngoài để gia tăng vốn cho thị trường địa ốc trong nước.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - ông Vương Duy Dũng, Bộ đang tiến hành nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn trong quy định pháp luật cùng các thủ tục triển khai dự án, rà soát những quy định về đất đai, quy hoạch xây dựng bất động sản, nhà ở… gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng dự kiến trình lên Chính phủ Nghị định sửa đổi các nghị định về quy hoạch, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại. Bộ cũng đưa ra cơ chế thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội dành cho những đối tượng lao động có thu nhập thấp.