meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng và cơ hội cho BĐS công nghiệp Việt

Thứ tư, 21/09/2022-19:09
Các chuyên gia nhận định, lĩnh vực bất động sản (BĐS) công nghiệp tại Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng vào những tháng cuối năm nhờ sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang diễn ra trên toàn cầu và sự gia tăng các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết.

Xuất khẩu “vượt tốc”, Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 8 tháng vừa qua năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 499,71 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 68,69 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 252,60 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 38,85 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD).
Chỉ riêng trong tháng 8/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 65,98 tỷ USD, tăng 7,9% (tương ứng tăng 4,84 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,92 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 31,06 tỷ USD, tăng 1,7% (tương ứng tăng 526 triệu USD). 

Tính trong 8 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 3,86 tỷ USD. Con số này ghi nhận chỉ trong tháng 8/2022 là 5,49 tỷ USD. Các nhóm hàng chủ lực dẫn đầu bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 6,09 tỷ USD; nhóm máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,94 tỷ USD; và nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 4,49 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư các khu công nghiệp, khu kinh tế Việt Nam đạt kỷ lục lên tới 340 tỷ USD

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, khu công nghiệp, khu kinh tế đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù, trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng khu công nghiệp, khu kinh tế vẫn là nòng cốt quan trọng trong tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta. 

Giải mã sức hút của ngành công nghiệp mới đang khiến hàng loạt "ông lớn" rót vốn đầu tư

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Hòa Phát, Thaco, Sovico, Hoá chất Đức Giang... đều muốn rót vốn hàng tỷ USD, thậm chí đang hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án sản xuất alumin cùng với luyện nhôm hoặc sản xuất cả Al2O3 và nhôm.

Bất động sản khu công nghiệp: Không thay đổi sẽ mất khách

Nếu không thể chuyển mình đón những làn sóng mới trong chuỗi chuyển dịch cung ứng thì thời cơ vàng cũng sẽ vụt qua mất. Các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp cần tập trung vào giai đoạn này để nắm bắt kịp thời cơ hội.

Quy hoạch khu công nghiệp để “dọn ổ đón đại bàng” 

Các địa phương đang tích cực đẩy mạnh việc thành lập các khu công nghiệp mới để thu hút dòng vốn ngoại vào lĩnh vực công nghiệp. 

Xuất khẩu “vượt tốc”, Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu
Xuất khẩu “vượt tốc”, Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Đánh giá từ Bộ Công Thương, trải qua 8 tháng năm 2022, xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn là điểm sáng của nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Cụ thể, tổng kim ngạch đạt gần 500 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu đã góp phần quan trọng nâng giá trị thặng dư thương mại lên 5,49 tỷ USD. 

Nhờ đà tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhóm hàng chủ lực được kỳ vọng sẽ giúp xuất nhập khẩu cả năm 2022 của Việt Nam có thể sẽ đạt trên 740 tỷ USD, thậm chí tăng cao hơn trong những tháng còn lại của năm nay. Từ đó, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế cả năm.

Với triển vọng tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và sản xuất hàng hoá trong nước, nhu cầu cho các BĐS công nghiệp, cơ sở hạ tầng logistics, kho bãi cũng vì thế được thúc đẩy đáng kể cuối năm nay.
 
Triển vọng phục hồi BĐS công nghiệp 

Nhận định về bối cảnh quốc tế thời gian vừa qua, trong phiên họp toàn thể Diễn đàn kinh tế - xã hội 2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro, bất định, khó khăn tăng cao. Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo chậm lại với nguy cơ cao dẫn đến suy thoái kinh tế. Lạm phát tăng cao, xu hướng phân mảng, khu vực hóa, cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng.

Điều này đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đặt ra làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các doanh nghiệp, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. "Nếu xét ở khía cạnh tích cực thì đây cũng là cơ hội để Việt Nam và các nước đang phát triển khác tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.

Trong nhiều lựa chọn giữa các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam được coi là điểm đến đầy tiềm năng khi nắm được “khẩu vị” của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và logistics khi đẩy mạnh tập trung xây dựng các khu BĐS công nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.


Triển vọng phục hồi BĐS công nghiệp những tháng cuối năm
Triển vọng phục hồi BĐS công nghiệp những tháng cuối năm

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield cũng cho thấy, Việt Nam có nhiều điểm mạnh nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do, sở hữu lực lượng lao động trẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư và vị trí chiến lược thuận lợi.

Không chỉ vậy, nhận diện nền thương mại toàn cầu đòi hỏi sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, nước ta đã đặt ra nhiều giải pháp thiết thực để đạt hiệu quả giữa hệ thống thương vụ Việt Nam trên thương trường quốc tế với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong nước. 

Cụ thể, các giải pháp tập trung hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu và tận dụng các cam kết có trong Hiệp định thương mại tự do nước ta đã ký kết. Thuận lợi hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp như: thủ tục hoàn thuế, thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ (C/O),... Các doanh nghiệp cũng được giúp đỡ trong việc tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên, vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguồn cung phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Với những chính sách ưu đãi thuận lợi của chính phủ, Việt Nam đã “lọt mắt xanh” các nhà đầu tư nước ngoài đang dần rút ra khỏi Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, phân khúc BĐS công nghiệp tại Việt Nam đã chứng kiến ​​sự gia tăng về nhu cầu và giá thuê, chủ yếu là dịch vụ hậu cần, logistic và kho bãi trong giai đoạn vừa qua.


Xu hướng tích hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ "gọi tên" BĐS phụ trợ công nghiệp
Xu hướng tích hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ "gọi tên" BĐS phụ trợ công nghiệp

Không riêng BĐS công nghiệp, trong xu hướng chuyển dịch các khu tích hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các quốc gia lớn trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế với phân khúc BĐS phụ trợ khu công nghiệp. Loại hình này giúp hoàn chỉnh hệ sinh thái của khu – cụm công nghiệp, với vòng tròn khép kín: Lao động – Nhà ở - Giải trí – Phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của đông đảo người lao động trong khu công nghiệp.

Việc điều chỉnh tín dụng với BĐS trong thời gian qua cùng với hạn chế trong nguồn cung từ các chủ đầu tư cũng tác động lên tâm lý người tiêu dùng BĐS đổi hướng thận trọng trong lựa chọn sản phẩm. Lúc này, những BĐS có tính an toàn cao như các sản phẩm nhà ở thực, hay mang lại giá trị thực như BĐ công nghiệp, phụ trợ khu công nghiệp được những nhà đầu tư sành sỏi lựa chọn. 

Những thách thức cần được nhìn nhận

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có tín hiệu phục hồi, tăng trưởng kinh tế khả năng vẫn sẽ gặp khó trong Quý IV và năm 2023; xu hướng chung của nhiều tổ chức quốc tế là nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 nhưng cũng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam.

Đứng trước độ mở kinh tế lớn, tính tự chủ của nền kinh tế, năng lực sản xuất Việt Nam ta vẫn còn khiêm tốn khiến tác động rủi, thách thức tới tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng là rất lớn. Khó khăn, thách thức ngày càng “lộ diện”, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất và các rủi ro về chuỗi cung ứng. Khi thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ về khả năng cạnh tranh, bảo vệ và giữ ổn định thị trường trong nước; cần điều chỉnh chính sách các nền kinh tế, đối tác thương mại, đầu tư,...

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước