meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP. HCM sắp có đường ven sông Sài Gòn dài 2km chạy qua khu vực trung tâm

Thứ hai, 15/07/2024-08:07
Nhằm kết nối giao thông và không gian ven bờ, TP. HCM đang đề xuất đầu tư xây dựng đường bộ ven sông Sài Gòn dài khoảng 2km, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Ba Son. Dự kiến chi phí đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng.

Vừa qua, Sở GTVT TP. HCM đã đề xuất chính quyền thành phố đưa dự án đường ven sông Sài Gòn vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay tới năm 2030. Được biết dự án này nằm trong nhóm công trình giao thông của TP. HCM.

Theo đó, đoạn đường ven sông Sài Gòn có chiều dài gần 2km, rộng 31 – 33m, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng với điểm đầu ở đường Tôn Đức Thắng và điểm cuối là khu Tân Cảng (Q. Bình Thạnh). Tuyến đường này vượt qua 2 khu dân cư cao cấp trong khu vực là Vinhomes và Saigon Pearl.


Một phần của sông Sài Gòn tại TP. HCM (Ảnh: TTO)
Một phần của sông Sài Gòn tại TP. HCM (Ảnh: TTO)

Trong đồ án phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm TP. HCM hiện hữu rộng 930ha, đoạn đường ven sông này đã được quy hoạch nhưng chưa hình thành. Dọc tuyến đường, một số đoạn có chiều rộng 15 – 35m đã được chủ đầu tư các dự án xây dựng. Giữa khu Saigon Pearl và Vinhomes bị ngăn cách bởi một bức tường nên giao thông chưa được kết nối thông suốt. Đoạn gần cầu Thủ Thiêm hiện đang có một số văn phòng, công trình, khu tập golf do Tổng công ty Ba Sơn sử dụng và quản lý.

Cụ thể đoạn đường ven sông tại dự án Vinhomes và khu dân cư chỉnh trang đô thị khu vực đầu cầu Thủ Thiêm đường ven sông đã được đầu tư rộng 35m.

Tại dự án Saigon Pearl, đường ven sông đã được đầu tư rộng 15m, hạng mục này nằm trong hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn 50m.

Đoạn đi qua dự án trường học do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển giáo dục SSG đã được đầu tư xây dựng rộng 35m. Đoạn đường này chưa được đầu tư theo quy hoạch.


Vị trí đoạn đường ven sông Sài Gòn được đề xuất ưu tiên đầu tư (Đồ họa: Hiếu Khánh - VnE)
Vị trí đoạn đường ven sông Sài Gòn được đề xuất ưu tiên đầu tư (Đồ họa: Hiếu Khánh - VnE)

Bên cạnh đoạn đường ven sông, Sở GTVT TP. HCM cũng đề xuất ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng ven sông Sài Gòn bằng việc xây hầm chui dọc tuyến dài 1km từ cầu Ba Son tới cầu Khánh Hội. Hầm tổng mức đầu tư dự kiến 2.100 tỷ đồng, rộng 20,5m với 4 làn xe, thời gian thực hiện trước năm 2030.

Sông Sài Gòn có chiều dài 256km chạy qua địa phận tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương và TP. HCM. Trong đó đoạn qua TP. HCM dài khoảng 80km được ví von là “dải lụa” uốn lượn, tạo nên các bán đảo đẹp như Thủ Thiêm, Thanh Đa. Thế nhưng quá trình phát triển hành lang bờ sông chưa được đánh giá đồng bộ khiến cho việc khai thác tiềm năng bị hạn chế. TP. HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060, trong đó, trung tâm và điểm nhấn của các quy hoạch này được xác định là sông Sài Gòn.


Phối cảnh dự án đại lộ ven sông Sài Gòn được đề xuất trước đây
Phối cảnh dự án đại lộ ven sông Sài Gòn được đề xuất trước đây

Tuyến đường ven sông Sài Gòn đi qua nhiều vị trí có khung cảnh đẹp tại khu vực trung tâm thành phố. Do đó khi hình thành, tuyến đường tạo ra hướng đi mới từ cầu Sài Gòn vào trung tâm, góp phần tạo thêm không gian để người dân và du khách có thể tiếp cận dòng sông bởi tại đây vẫn còn nhiều đoạn ven bờ là đường “nội bộ”.

Trước đó, trong quy hoạch chung của TP. HCM còn có kế hoạch đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ với chiều dài khoảng 78km, quy mô 4 làn xe kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ đoạn từ trung tâm thành phố đi Củ Chi.

Tuyến đường dự kiến chia làm 6 đoạn, xuất phát từ cầu Cần Giờ chạy dọc qua các điểm như: cầu Phú Mỹ, cầu Khánh Hội, đường Tôn Đức Thắng, cầu Sài Gòn, đường Phạm Văn Đồng, Vành đai 3, cầu Bến Súc và DT 789 ở Củ Chi. Trong đó, ở phía Tây bờ sông đoạn từ Phạm Văn Đồng tới Vành đai 3 sẽ dành cho xe đạp, đi bộ, tách rời đường chính.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhiều điểm bất thường, đấu giá đất ven đô vào “tầm ngắm”

TP. HCM: Ưu tiên tháo gỡ cấp phép 2 nhóm công trình có tầng hầm

Đất đấu giá Hoài Đức rao bán chênh 250- 600 triệu đồng/lô, nhiều nhà đầu tư "quay xe"

"Chiêu trò" đấu giá đất cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường bất động sản

Phiên đấu giá kỷ lục 19 tiếng tại Hoài Đức: Giá trúng gấp 18 lần khởi điểm, khó xác định do "thổi" giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm áp đảo thị trường TPDN: Khó xây dựng cơ chế bảo vệ hoàn toàn

TP. HCM: Không có cơ sở để khẳng định bảng giá đất mới sẽ ảnh hưởng đến giá NOXH

Cẩn trọng “mất cả chì lẫn chài” với nhà đất vướng quy hoạch

Tin mới cập nhật

Nhiều điểm bất thường, đấu giá đất ven đô vào “tầm ngắm”

4 giờ trước

TP. HCM: Ưu tiên tháo gỡ cấp phép 2 nhóm công trình có tầng hầm

4 giờ trước

Vì sao Hòa Bình quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Việt – Eco?

4 giờ trước

Toàn cảnh ngôi nhà kính "bọc lá" nằm gọn bên sườn đồi ở Huế

4 giờ trước

Zalo bất ngờ "bóp" dung lượng lưu trữ miễn phí, người dùng loay hoay tìm kiếm nền tảng khác

4 giờ trước