Thấm thía lời Đức Phật về bí quyết sử dụng tiền: Tiền bạc làm ra phải biết thọ dụng chơn chánh!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật răn dạy: Chánh niệm tỉnh giác là chìa khóa của trí tuệThấm thía lời Đức Phật răn dạy "sống vị tha là nhân, hạnh phúc là quả"Đức Phật chỉ dạy "một gia đình giàu có, hưng thịnh đều nhờ vào 3 người tạo nên": Họ là ai?Theo Phật giáo, Thế tôn trú ở Sàvatthi rồi vua Pasenadi nước Kosala vào buổi trưa đi đến đảnh lễ Thế Tôn. Thế Tôn đã nói với vua Pasenadi nước Kosala đang ngồi một bên rằng: "Thưa đại vương, đại vương đi từ đâu đến trong giữa trưa như thế này?".
Ở đây, Bạch Thế Tôn có triệu phú ở Sàvatthi bị mệnh chung và con đến để xem tài sản của vị không có con đó được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn có đến tám triệu đồng tiền vàng không nói đến tiền bạc. Bạch Thế Tôn, dù vậy đồ ăn của triệu phú gia chủ đó lại chỉ gồm có cháo tấm của ngày hôm qua để lại. Còn vải mặc chỉ mang vải gai may thành 3 tấm. Còn xe đi thì là xe nhỏ, cũ kỹ và hư nát, có gắn tán che bằng lá.
Giác ngộ lời Đức Phật dạy về 3 yếu tố để "kinh doanh phát tài": Đó là gì?
Người xưa có câu nói rằng "phi thương bất phú" - tức là không kinh doanh buôn bán thì khó mà giàu mạnh được. Dù vậy, để có thể thành công, làm giàu một cách chính đáng bằng nghề buôn bán, theo tuệ giác của Thế Tôn thì cần hội đủ ba yếu tố nền tảng đó là có mắt, khéo phấn đấu, và xây dựng được cơ bản.Giác ngộ lời Đức Phật dạy về “tính khí” con người: Tính khí của bạn chính là phong thủy cuộc đời bạn!
Thực tế cho thấy, điều tồi tệ nhất trên thế gian này chính là một khuôn mặt tức giận, chuyện đau lòng nhất ở trên thế gian này là trưng ra khuôn mặt tức giận với người bên cạnh và nó còn khó chịu hơn cả bị mắng gấp ngàn lần.Quả thật như vậy, thưa Đại vương! Một kẻ không phải chân nhân, dẫu cho có được tài sản lớn cũng không đem lại cho mình, gia đình sự an lạc. Còn đối với các vị Sa Môn, Bà la môn không thiết trí các sự cúng dường hướng thượng và có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả và hướng đến thiên giới. Các tài sản của người đó nếu không dung thọ chơn chánh, thời vua chúa cũng sẽ cướp đoạt hay trộm cắp cướp đoạt, bị lửa đốt hay bị nước cuốn trôi, con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như thế, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm và không đưa đến thọ hưởng.
Có câu chuyện kể rằng, một đại phú ở Sàvatthi chết đi, để lại gia sản khổng lồ. Vua Pasenadi nước Kosala - đây là một trong những đại vương hùng mạnh nhất, phải đi xem khối tài sản đó khi biết rằng nó to lớn đến chừng nào. Vậy mà đại phú gia kia lúc sinh thời vẫn sống trong sự nghèo khổ, không chỉ bản thân ông mà cả gia đình, dòng tộc cũng như xã hội đều không được chút lợi nào. Và thì ra vị đại phú gia vô phước đó chỉ biết làm lụng, tích lũy và cất chứa tiền của cho tràn đầy kho lẫm mà không biết tiêu tiền và thị dụng tài sản một cách chính đáng. Và với cách xử lý tài sản keo kiệt, của cải tuôn vào mà không hề rỉ ra. Theo Thế Tôn, đại phú gia đó không phải là người có trí, bậc chân nhân. Chúng ta vẫn thường nghe rằng, người làm ra của chứ của không làm ra người. Chính vì thế, một khi làm ăn khấm khá, trước tiên phải chăm lo cho bản thân và gia đình, thân thuộc hay những cộng sự. Sau cùng là cần phải chung sức xây dựng xã hội và phát triển cộng đồng. Đáng chú ý hơn là phải biết cúng dường tam bảo, vun bồi thiện nghiệp và tích lũy phước báo cho đời này cũng như đời sau.