Giác ngộ lời Đức Phật dạy về 3 yếu tố để "kinh doanh phát tài": Đó là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật chỉ dạy "Tổ tiên bất nhân, vợ chồng bất hòa, con cái bất hiếu": Nhà nào có 1 trong 3 thì gia đình sẽ sớm lụi bại!Đức Phật dạy về "báo ứng" của việc vay tiền không trả: “Tiền khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù”, vì sao vậy?Giác ngộ lời Đức Phật dạy "hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh": Bạn đã thực sự hiếu thảo với cha mẹ của mình?Theo Phật giáo, một thời Thế tôn trú tại Bàranàsi, chỗ Vườn Nai, gọi các Tỷ kheo rằng: "Thành tựu với ba chi phần, này các Tỳ kheo, người buôn bán không bao lâu đạt được về tài sản lớn mạnh và rộng lớn. Như thế nào là ba?".
Ở đây, các Tỳ kheo, người buôn bán có mắt và khéo phấn đấu cũng như xây dựng được cơ bản.
Thế nào là người buôn bán có mắt? Ở đây, này các Tỳ kheo người buôn bán biết các thương phẩm, vật này mua như thế, bán như vậy sẽ đưa lại một khoản tiền lời.
Và thế nào là người thương gia xây dựng được cơ bản. Ở đây, này các Tỳ kheo, người buôn bán được các gia chủ hay con của các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn và có tài sản lớn biết đến rằng: Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu và có đủ sức cấp dưỡng cho vợ con và thường sẽ trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta tiến hành trao đổi hàng hóa cho người này, này các thương gia, hãy lấy tiền này để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền cho chúng tôi. Như thế, này các Tỳ kheo là người buôn bán xây dựng được cơ bản.
Thấm thía lời Đức Phật răn dạy "sống vị tha là nhân, hạnh phúc là quả"
Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ rằng bước vào con đường tu hành là chúng ta đã tìm sự nhàn nhã, thảnh thơi. Hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta đem lại được niềm vui và niềm hạnh phúc cho người khác, làm được nhiều điều có ích cho người khác.Đức Phật chỉ dạy "một gia đình giàu có, hưng thịnh đều nhờ vào 3 người tạo nên": Họ là ai?
Trong cuộc sống này, phúc khí và vận may của một gia đình thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không phải là chịu ảnh hưởng của riêng một người nào. Sự hưng thịnh và phát triển của gia đình sẽ thường chịu ảnh hưởng của ba người này.Thành tựu với chỉ ba phần này, này các Tỳ kheo, người buôn bán không bao lâu đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn.
Người xưa có câu nói rằng "phi thương bất phú" - tức là không kinh doanh buôn bán thì khó mà giàu mạnh được. Dù vậy, để có thể thành công, làm giàu một cách chính đáng bằng nghề buôn bán, theo tuệ giác của Thế Tôn thì cần hội đủ ba yếu tố nền tảng đó là Có mắt, khéo phấn đấu, và xây dựng được cơ bản.
Khi có mắt - nghĩa là nghiệp vụ chuyên môn, biết rõ về nhu cầu của thị trường và đặc điểm hàng hóa cũng như hiệu quả kinh tế của các thương vụ. Bên cạnh chuyên môn thì tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm buôn bán và sự phấn đấu bền bỉ để có thể đạt được mục tiêu (khéo phấn đấu) cũng đã góp phần rất quan trọng đem lại hiệu quả kinh doanh. Đáng chú ý là phải có uy tín, nghĩa là xây dựng được cơ bản, trong kinh doanh buôn bán thì chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu. Chữ tín sẽ bao gồm uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng và luôn đảm bảo được mục tiêu lợi ích song phương.
Và theo kinh nghiệm của Thế Tôn, những doanh nghiệp, doanh nhân nào thành tựu với ba chi phần này thì không bao lâu là có thể đạt đến tài sản lớn mạnh. Đây cũng chính là tiêu chí cơ bản cho những doanh nhân Phật áp dụng để kinh doanh buôn bán thành công, lợi mình và lợi người.