Thấm thía lời Đức Phật răn dạy "sống vị tha là nhân, hạnh phúc là quả"
BÀI LIÊN QUAN
Giác ngộ lời Đức Phật răn dạy: "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”Thấm thía lời Đức Phật dạy "Nắm chắc an lạc, hạnh phúc trong tầm tay"Đức Phật dạy về "hạnh phúc" và "an lạc" trong cuộc sống: Người trí tuệ không sống trong miệng của người khácTheo Phật giáo, trong cuộc sống, nhiều công việc cần thiết cho các nhu cầu căn bản của chúng ta luôn luôn xuất hiện ví dụ như nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa. Chỉ riêng mỗi người chúng ta cũng đã có rất nhiều công việc đòi hỏi phải làm. Khi nhiều người sống với nhau thì nhu cầu lại phát sinh và trở thành nhu cầu chung. Ví dụ như khi nấu ăn thì chúng ta không phải chỉ nấu cho riêng mình, khi dọn dẹp nhà cửa thì chúng ta cũng ý thức được những công việc liên quan đến nhu cầu của chúng ta tự nó bày ra, tự nó xuất hiện nhiều và khi sống chung với mọi người, nhu cầu của mình cũng chính là nhu cầu chung của mọi người. Nếu không làm thì chúng ta đã dành công việc đó cho những người khác.
Đức Phật dạy về chữ "nhẫn" trong cuộc sống": Nhẫn là một phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành!
Đức Phật có dạy rằng "Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán" - nghĩa là trong đời sống, chúng ta cần phải học chữ nhẫn, ấy là một phương pháp tu tập để có thể tạo nên nghiệp lành, vãn sanh cực lạc và không bao giờ oán trách trời cao.Đức Phật chỉ dạy "một gia đình giàu có, hưng thịnh đều nhờ vào 3 người tạo nên": Họ là ai?
Trong cuộc sống này, phúc khí và vận may của một gia đình thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không phải là chịu ảnh hưởng của riêng một người nào. Sự hưng thịnh và phát triển của gia đình sẽ thường chịu ảnh hưởng của ba người này.Như thế, có thể khẳng định được người làm biếng là người không có đạo đức. Thậm chí rằng, có người còn cho rằng người làm biếng là người ác. Nói như thế cũng hơi quá nhưng cũng không phải là không đúng. Một khi đã sống chung trong một môi trường thì có nhiều nhu cầu sống cung với nhau, nếu như lười biếng bỏ mặc công việc thì có nghĩa chúng ta bắt người khác phải làm phần của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với sự ích kỷ. Những người có đạo đức không bao giờ chấp nhận lối sống đó. Họ sẽ hăng hái và sốt sắng làm thay cho người khác. Đó cũng chính là lối sống vị tha và sống cho người khác.
Một khi đạo đức tăng trưởng, nhiều công việc khác sẽ phát sinh để giúp cho chúng ta giúp đỡ mọi người. Những công việc này hoàn toàn không liên quan gì đến chúng ta. Ví dụ như khi đi ra ngoài thấy con đường hư hỏng thì chúng ta sẽ rủ mọi người cùng nhau sửa lại dù cho chúng ta không đi trên con đường đó nữa. Hoặc thấy nhà hàng xóm bị dột nhưng neo người không ai sửa thì chúng ta đi xin ván, xin lá lợp cho họ.
Sống ở trên đời là thế, chúng ta phải biết chịu đựng cực khổ. Đừng bao giờ nghĩ rằng bước vào con đường tu hành là chúng ta phải biết chịu đựng cực khổ. Và đừng bao giờ nghĩ rằng bước vào con đường tu hành là chúng ta đi tìm sự nhàn nhã và thảnh thơi. Hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta đem lại được niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người khác hay làm được điều có lợi cho người khác. Hạnh phúc thực sự không phải là sự hưởng thụ.