meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Thứ tư, 06/11/2024-07:11
TP. HCM đang triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm xử phạt nghiêm hành vi xả rác, vẽ bậy nơi công cộng, đặc biệt tại các khu vực trung tâm thành phố. Mục tiêu là giữ gìn mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường sống và nâng cao ý thức cộng đồng về việc duy trì vệ sinh nơi công cộng.

Mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng

TP. HCM là đô thị hiện đại và năng động hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, thành phố đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng. Những con đường, vỉa hè, gầm cầu và kênh rạch đã trở thành những "điểm nóng" rác thải, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị, môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng.

Điển hình như Nguyễn Hữu Cảnh là một trong những con đường đẹp nhất thành phố, nhưng lại luôn trong tình trạng bị đổ trộm rác thải. Ngay dưới chân cầu vượt, rác thải bị vứt bừa bãi, chất đống qua từng ngày, gây ô nhiễm và mất vệ sinh trầm trọng. Đáng nói, rác thải được dọn sạch thì chỉ thời gian ngắn sau, cảnh tượng tương tự lại tái diễn.


Đường Nguyễn Hữu Cảnh luôn trong tình trạng bị đổ trộm rác thải
Đường Nguyễn Hữu Cảnh luôn trong tình trạng bị đổ trộm rác thải

Bên cạnh xả rác bừa bãi, vẽ bậy cũng là thực trạng gây mất mỹ quan đô thị đang diễn ra hàng ngày tại TP. HCM. Tại nhiều công trình công cộng, cầu cống và các tuyến đường của TP. HCM, bao gồm cả khu vực trung tâm và những nơi vốn dĩ được coi là tôn nghiêm, xuất hiện ngày càng nhiều hình vẽ graffiti với nội dung phản cảm và hình thù kỳ quái.

Những con phố đông đúc, vốn nổi bật với các công trình kiến trúc đẹp mắt, nay trở nên nhếch nhác bởi vô số hình vẽ bậy, quảng cáo vặt, và những đèn hoa lòe loẹt, nham nhở, tạo nên cảnh tượng khó chịu với đủ loại nội dung khác nhau.

Mặc dù đã có nhiều quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa và vệ sinh môi trường, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng với hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì đúng quy định.

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển… Thẩm quyền xử phạt các vi phạm này thuộc về lực lượng công an.

Trong khi đó, Nghị định 144/2021 cũng quy định xử phạt hành vi phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh hoặc nội dung lên các công trình công cộng, tường, cột điện mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt đối với hành vi này từ 1 - 2 triệu đồng và nếu hành vi gây hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, mức phạt có thể lên tới 3 - 5 triệu đồng.

Điều 13 của Luật Di sản văn hóa quy định việc viết, vẽ bậy lên các di sản sẽ bị coi là "hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa".

Mặc dù các quy định pháp luật đã khá chi tiết và cụ thể, nhưng do việc thực thi chưa nghiêm, các quy định này vẫn chưa đủ sức răn đe khiến cho tình trạng vi phạm khó kiểm soát và tiếp tục diễn ra.

Xử phạt nghiêm hành vi xả rác, vẽ bậy

Trước thực trạng này, mới đây Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường đã giao UBND quận 1 nghiên cứu và thực hiện thí điểm việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm môi trường tại các khu vực trung tâm thành phố. Các hành vi vi phạm bao gồm việc xả rác không đúng nơi quy định và viết vẽ bậy lên tường, nơi công cộng. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo trong quý IV.


Vẽ bậy cũng là thực trạng gây mất mỹ quan đô thị đang diễn ra hàng ngày tại TP. HCM
Vẽ bậy cũng là thực trạng gây mất mỹ quan đô thị đang diễn ra hàng ngày tại TP. HCM

Bên cạnh đó, ông Bùi Xuân Cường còn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giảm ô nhiễm, đồng thời xây dựng chính sách chuyển đổi sang năng lượng sạch. Các công việc cụ thể đã được giao với thời gian và lộ trình rõ ràng.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng các cơ chế, chính sách về môi trường, trình UBND TP. HCM quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thành phố cũng sẽ triển khai các dự án xử lý chất thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng thu hồi năng lượng, đảm bảo đạt chỉ tiêu công nghệ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sở TN&MT cũng sẽ chủ trì việc cải thiện số lượng và chất lượng các nhà vệ sinh công cộng.

Thời gian tới, Sở GTVT sẽ nhanh chóng tham mưu, trình HĐND thông qua nghị quyết về kế hoạch chuyển đổi và chính sách hỗ trợ việc chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh. Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cũng sẽ được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

 

Vũ Dũng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

11 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

11 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

11 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

11 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước