Đức Phật dạy về chữ "nhẫn" trong cuộc sống": Nhẫn là một phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "hạnh phúc" và "an lạc" trong cuộc sống: Người trí tuệ không sống trong miệng của người khácGiác ngộ lời Đức Phật dạy về "tổn thất" của đời người: Tổn thất và mất mát chính là thuộc tính cơ bản của đời sốngThấm thía lời Đức Phật chỉ dạy: Ca ngợi không đúng, tác hại khó lườngTheo Phật giáo, với cách nghĩ của thế gian, nhẫn nhịn hay nhẫn nhục có nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng, nhịn nhục và cam chịu,... đối với những nghịch cảnh hay những điều bất như ý với mục đích khiến bản thân có thể được yên ổn. Hoặc là nhẫn nhịn còn có nghĩa là nhẫn nhịn chịu đựng luồn cúi và chấp nhận thấp hèn hơn để có thể có được danh vọng và địa vị. Hoặc trong cuộc sống bị chèn ép quá nên đành phải nhẫn nhịn mà sống, nếu như không bị dồn nén đến bước đường cùng. Tuy nhiên, nhẫn nhịn như thế chỉ khiến cho bản thân được yên ổn nhưng trong lòng lại luôn phiền não. tâm ấp ủ oán hận.
Lời Đức Phật dạy nhẫn nhịn nằm ở một khía cạnh khác hẳn. Nhẫn theo quan niệm của đạo Phật đó chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ, não hại với một tâm thế bình thản, không tức giận. Nhẫn nhịn chính là sự tranh cãi một cách vô lý, là dùng chánh niệm để có thể thắng tà niệm, là dùng trí huệ để mọi việc được ôn hòa. Và trong kinh thư Phật giáo có ghi lại câu nói của Phật Thích ca Mâu ni rằng: "Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất. Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, ‘Nhẫn’ là đệ nhất”.
Thấm thía "triết lý sống" của Đức Phật: Ở đời nên học chữ tùy duyên!
Trong cuộc sống này, chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang đến khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa đến sự trưởng thành còn thuận duyên sẽ khiến cho chúng ta yếu đuối. Tất cả mọi thứ đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của mỗi con người.Đức Phật chỉ dạy “có ba hạng con trai xuất hiện, có mặt ở đời”: Đó là ai?
Có thể thấy, ngày nay sinh con trai hay con gái không phải là vấn đề nữa bởi khi có đầy đủ phước duyên thì sinh con nào cũng sẽ tốt đẹp cả. Bời vì khi sinh được con trai thì chưa hẳn người con trai đó có thể đem lại hạnh phúc và an vui cho gia đình bởi con trai có ba hạng.Trong kinh Phật cũng có viết, thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiện tịnh tinh khiết cùng phong thái dung mạo tốt đẹp thì đây đều là từ trong chữ Nhẫn mà đạt được. Trong kinh thư cũng ghi lại rằng, trong quá khứ có người ca ngợi Phật là người có đại phúc đại đức. Một người khi nghe được đã rất tức giận nói rằng "Sinh ra bảy ngày đã mất mẹ, làm sao có thể nói là đại phúc đại đức chứ?". Người ca ngợi Đức Phật bèn nói "Cả tuổi tác và tư tưởng đều đến thời kỳ cực đỉnh mà vẫn không chết. Ai đánh cũng không tức giận, ai mắng cũng không mắng lại. Như vậy chẳng phải là đại phúc đại đức sao?’ Người tức giận sau đó tâm phục".
Làm người ở đời, được mất hay hơn thua là điều không thể nào tránh khỏi. Cuộc sống của mỗi người là muôn màu muôn vị, mọi cung bậc cay đắng hay sự ngọt ngào đều đáng quý như nhau. Khi đã trải qua hết những hỉ nộ ái ố ở đời thì ấy mới là sống có ý nghĩa. Phàm mà cuộc sống bình lặng quá thì sẽ tự khắc sinh ra phiền muộn. Nhưng khi đứng trước những bi ai, nếu như không biết nhẫn thì tâm thế chỉ giống như một ngọn lửa chực chờ mà bùng phát và sẽ gây họa khôn lường. Có rất nhiều đôi vợ chồng cãi nhau, vì không thể kiềm chế được sự nóng giận đã dẫn đến những sự sát thương hoặc những lời nói làm tổn thương nhau rồi dần dần cũng chính những lời nói đó làm tình cảm vợ chồng rạn nứt, dẫn đến chia lìa và con cái chính là người chịu thiệt thòi nhất.
Bạn bè của nhau, không thể nào kiềm chế được cơn giận dữ đã đả thương người, rồi khi lâm cảnh tù tội mới biết hối tiếc phút giây đã không giữ được sự bình tĩnh đáng có, nhẹ hơn thì dẫn đến bất hòa, mối tương tri lâu năm bị đổ vỡ và đến khi thức tỉnh rồi thì mới thấy bản thân mất đi tri kỷ. Sân hận yếu sẽ làm mất đi lý trí, thiệt hại của bản thân đến người khác, oán kết chất chồng và oan trái nhiều đời sau không thể hóa giải được, nghiệp báo luân hồi mãi đến kiếp sau.
Một khi nhẫn nhịn được rồi thì trong nghịch cảnh cũng sẽ thấy không còn sự bi lụy, không oán mình trách người hay trí huệ sáng suốt để có thể tìm thấy được cứu cánh cho cuộc đời mình. Không nhẫn nhịn và đa phần chỉ rước họa vào thân. Vì thế, cảm thông và bao dung, tha thứ lỗi lầm của người khác thì mới đạt đến cảnh giới đắc đạo thành tiên.
Đức Phật cũng dạy nhẫn nhịn, học cách nhẫn không phải là hạ thấp bản thân của mình mà là nâng mình lên, dùng sự thức tỉnh của bản thân để thức tỉnh người khác. Sở dĩ con người chúng ta tồn tại ở thời điểm này là do thiện duyên hoặc ác duyên đã tạo nên từ kiếp trước. Kiếp này dùng thân tâm mà tu tập, tạo duyên cho mai sau, vừa trả nghiệp vừa làm sạch nghiệp - đó mới chính là một đời vui an lạc.
Là một phật tử khi đã nhận thức được điều này rồi thì chúng ta hãy khởi phát tín tâm, nghe theo lời Phật dạy quan sát thế giới, tu tập thân tâm. Chỉ có như thế thì đời sống hiện tại mới an lạc tự tại và tương lai hy vọng sẽ sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn hoặc cuộc sống sẽ có những điều kiện nhân duyên thù thắng hơn.
Và đến khi nhận thức được thế giới rồi thì chúng ta sẽ không oán trời đất, khi đã nhận diện được thâm tâm thì chúng ta không tạo ra ác nghiệp nữa - lúc đó thì chúng ta cũng như tất cả chúng sinh sẽ sống trong cảnh thanh bình, kiến lập cõi Tịnh độ ngay tại nhân gian. Vậy thì, ngày từ bây giờ, trong cuộc sống hiện tại chúng ta hãy phát tâm tu tập một trong những phương pháp thù thắng mà Đức Phật đã dạy đó là nhẫn nhục.