Thấm thía "triết lý sống" của Đức Phật: Ở đời nên học chữ tùy duyên!
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "hạnh phúc" và "an lạc" trong cuộc sống: Người trí tuệ không sống trong miệng của người khácGiác ngộ lời Đức Phật dạy về "tổn thất" của đời người: Tổn thất và mất mát chính là thuộc tính cơ bản của đời sốngĐức Phật dạy "ta không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn": Thâm thúy đến mức nào mà ai cũng thán phục?Theo Đạo Phật, tùy duyên chính là biết cách chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Có câu chuyện kể rằng, ngày tam phục - đây là mùa mà cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng. Chú tiểu nói: "Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!". Sư phụ vẫy tay nói: "Đợi trời mát đã. Tùy thời".
Dịp Trung thu, sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống và gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. Chú tiểu kêu la: "Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi”.
Lúc này sư phụ liền nói: "Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được. Tùy tính".
Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. Chú tiểu vừa nhảy vừa la: "Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!". Sư phụ bèn nói: "Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu. Tùy ngộ".
Đức Phật răn dạy về "đúng - sai" cuộc đời: Đừng để bản ngã "đánh lừa" khiến ta không thấy được cái sai của mình
Trong cuộc sống này, bản ngã cứ lừa gạt khiến cho chúng ta phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác. Hãy nhớ một điều rằng, tốt được một vài lần chưa phải là tốt hẳn, bởi vì gốc sâu của những lầm lỗi này chính là những kiết sử vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta phải khắc ghi điều này, phải cảnh giác với chính mình từng giây, từng phút.Giác ngộ lời Đức Phật răn dạy: "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”
Trong cuộc sống, muốn đối trị thô tướng của sân, ta phải nữ giới nhất là giới sát sanh, ác ngữ, tập tính nhẫn nại cũng như từ bi.Đến lúc nửa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu liền vội vã chạy vào phòng thầy nói rằng: "Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn trôi hết rồi”. Sư phụ chậm rãi nói: "Trôi đến đâu thì nó sẽ mọc ở đó. Tùy duyên". Hơn nửa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc này trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biếc, có một số ngóc ngách không hề gieo trồng nhưng mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng sung sướng. Sư phụ nền nói: "Tùy duyên".
Có thể thấy, tùy ngộ - tùy duyên - tùy an - tùy hỷ là 4 trạng thái tiêu biểu cho cuộc sống của con người. Tùy ngộ mà an - nhiều khi chính thái độ bình thản chờ đợi ấy lại chính là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
Người ta thường nói rằng, nhân duyên tốt là do thuận duyên và nhân duyên xấu là do nghịch duyên. Thế nhưng một khi đã là nhân duyên thì không có thuận nghịch và tốt xấu. Thuận duyên cũng chưa hẳn là sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ đem đến khổ đau bởi có khi nghịch duyên có thể đem đến sự trưởng thành còn thuận duyên lại khiến cho con người ta yếu đuối.
Cuộc sống là bất biến, bởi vậy nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến nó thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả những điều này đều tùy thuộc vào bản lĩnh cũng như thái độ sống của chính chúng ta.
Trên thực tế, tùy duyên không có nghĩa là phó mặc bởi cuộc sống luôn có những mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy nên, trước khi tin vào tùy duyên không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng bởi làm vậy có nghĩa là bạn đã lựa chọn từ bỏ cơ hội của mình. Một khi bạn đã chấp nhận tùy duyên thì việc hết duyên, duyên đi như thế nào cũng là kết quả tất yếu cho những gì mà bạn đã lựa chọn.
Có thể thấy, tùy duyên chính là cách sống chứ không có nghĩa chỉ là trên lý thuyết. Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không cần câu nệ và chấp trước bất kỳ một việc nào dù đó là thuận hay là nghịch ở trong cuộc sống. Những việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta đều là những bài học làm tăng thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân dù đó là những việc tốt hay xấu, đem đến thành công hay là thất bại. Chính vì thế, thay vì thay đổi nhân duyên mà mình không hài lòng, bạn hãy cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà bản thân mình mong đợi. Khi đã tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì bạn sẽ không còn coi trọng những giá trị bên ngoài. Nhân duyên nào cũng được cả bởi biết đâu những thất bại là sự may mắn tuyệt vời.
Giữa người với người, có thể gần và cũng có thể xa. Giữa việc với việc có thể phức tạp nhưng cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau có thể sâu cũng có thể cạn. Đừng mong cầu người đối xử với mình đặc biệt và cũng chẳng hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều. Cũng chỉ có kẻ biết hoa chân, múa tay. Bạn không nên quá bận lòng mà chỉ cần quản lý tốt việc của bản thân, làm những việc cần làm và đi con đường nên đi, giữ gìn sự lương thiện, nuôi dưỡng lòng chân thành và khoan dung với mọi người, nghiêm khắc với bản thân còn lại thuận theo duyên là được. Đức Phật từng nói rằng, với người không có duyên, dù nói bao nhiêu lời cũng chỉ là thừa. Còn một khi đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện bạn cũng có thể thức tỉnh mọi giác quan của họ.
Có một số việc, vừa phân trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn chỉ vài ngày đã trở thành dĩ vãng hay có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước và có những hoàn cảnh nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường. Đôi khi hôm nay đó là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng để kể. Trong năm nay quan trọng, sang năm nay sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại thời này, đời sau người ta gọi đó là truyền thuyết. Cuộc sống không có "nếu như" chỉ có "hậu quả" và "kết quả". Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.