Giác ngộ lời Đức Phật răn dạy: "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”
BÀI LIÊN QUAN
Giác ngộ lời Đức Phật dạy về "tổn thất" của đời người: Tổn thất và mất mát chính là thuộc tính cơ bản của đời sốngThấm thía lời Đức Phật chỉ dạy: Ca ngợi không đúng, tác hại khó lườngĐức Phật răn dạy "Con người sở dĩ mệt mỏi quá là vì tham lam và toan tính": Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏiCó thể thấy, sân chướng dưới hình thức thô tướng, sân bộc lộ ra bên ngoài bằng những hành động, lời nói hay sắc diện của mỗi người khiến cho kẻ khác có thể thấy được như nét mặt xám lại, tim đập nhanh và mạnh, bắp thịt co lại và hiếu động. Chính vì thế mà lúc nóng giận thường hay cãi vã, đánh đập, phá phách,... Và dưới hình thức vi tế, sân tiềm ẩn trong dạng tùy miên. Đôi lúc chúng ta cũng cảm thấy chán nản buồn bực mà không biết vì nguyên cớ gì. Đó chính là sân vi tế. Những tình cảm này thường sẽ xuất hiện một cách mơ hồ không lộ diện rõ nét, hay nói cách khác chúng hoạt động giống như những khuynh hướng xung động vô thức khó có thể nhận biết được. Chính vì thế, phải đến khi đắc quả A na hàm thì mới có thể diệt trừ sân chướng một cách hoàn toàn. Vậy nên, muốn đối trị thô tướng của sân thì chúng ta phải giữ giới, nhất là giới sát sanh, ác ngữ, tập tính nhẫn nại và từ bi.
Thấm thía lời Đức Phật dạy về sự "bất mãn" trong cuộc sống: Nó không hề tồn tại, có chăng là bất mãn của chính bạn mà thôi
Trong cuộc đời này, thứ đắt giá nhất không phải là tiền bạc hay danh tiếng mà đó chính là sức khỏe, thời gian, sự đồng hành, bạn bè và sự mãn nguyện. Một khi bạn mải mê truy cầu rồi kiếm tìm nhưng điều mà bản thân cho là giá trị nhất thì đến lúc sẽ cảm thấy mệt mỏi để rồi hụt hẫng và than thở về nỗi bất hạnh cuộc đời. Trên thực tế, cuộc sống không hề có bất hạnh mà chỉ có bất mãn của chính bản thân bạn.Đức Phật dạy về "hạnh phúc" và "an lạc" trong cuộc sống: Người trí tuệ không sống trong miệng của người khác
Trong cuộc sống, hạnh phúc và an lạc của bản thân không nằm ở trong mắt của kẻ tha nhân. Những người có trí tuệ thường không sống trong miệng của người khác lại càng không sống trong mắt của người khác mà là an trú trong tâm tĩnh lặng của chính bản thân mình.Nhẫn nại không phải là nhịn nhục vì một áp lực từ bên ngoài mà là một thái độ sáng suốt được xuất phát từ nội tâm biết cách tự chế, trầm tĩnh và thản nhiên trước những lời thách đố, chỉ trích và mắng nhiếc hay những hành động gây tổn thương cho kẻ khác. Ở chiều hướng khác, chúng ta còn phải phát triển lòng tự ái. Đức Phật cũng đã dạy cho chúng ta một chân lý không thể nào chối cãi đó chính là: "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”.
Đối với việc sân vi tế, con người chúng ta phải phát triển thiền định đề mục tâm từ, tức là rải tâm trong lành, hiền hòa, mát mẻ, dịu dàng đến cho kẻ khác và mong cho kẻ khác được an vui, ngay những kẻ thù địch với chúng ta cũng được hạnh phúc. Cần thiết hơn là chúng ta phải dùng đến pháp quán tâm, phương cách nội quán của Phật giáo để thấy rõ được những hoạt động sâu kín nhất của tâm giới, vạch trần được những sân niệm vi tế nhất để loại trừ. Vậy nên, để có thể loại bỏ được sự sân hận trong lòng mỗi người thì cần dùng lòng khoan dung để đánh bại. Tuyệt đối đừng bao giờ dùng sân hận để đánh bật sự sân hận.