Đức Phật răn dạy "Con người sở dĩ mệt mỏi quá là vì tham lam và toan tính": Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía lời Đức Phật dạy "Trưởng thành trong nghịch cảnh, tỉnh ngộ giữa bước đường cùng"Đức Phật dạy "Con người chịu đựng tủi nhục và bất công càng nhiều thì trả nợ cuộc đời mình càng nhanh": Tại sao lại nói vậy?Giác ngộ lời Đức Phật dạy "cầm bùn ném người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn": Bạn hiểu được mấy phần?Sống ở đời, đừng bao giờ tham lam vô độ
Người xưa có câu "thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi". Sống trong đời thường, ai ai cũng sẽ không tránh khỏi được sự mệt mỏi, muộn phiền do bản thân mình và do liên lụy từ người khác gây ra. Mỗi người đều có một cách nhìn cuộc sống rất khác nhau. Có người luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại, những người đó không phải là người không có chí tiến thân và là bản thân họ cho đó là đủ. Ngược lại thì có người lại xem trọng tiền tài, vật chất và họ kiếm tiền bằng mọi giá. Bởi vì kiếm tiền mà họ luôn toan tính thiệt hơn ngay cả với người thân của mình. Đối với những người tính toán thường sẽ ích kỷ, nhỏ nhen và không có được sự bình tĩnh, thường sẽ bị dằn vặt bởi những việc chi li. Họ sẽ chẳng thể nào đạt được sự cân bằng và có được cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống. Những người tính toán là những người quá ham muốn, tham lam và chẳng biết thế nào là đủ. Sống toan tính cũng sẽ làm cho con người chẳng thể nào vui vẻ, hạnh phúc.
Giác ngộ lời Đức Phật: Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân, hãy học cách nắm bắt chính mình
Trong cuộc sống này, cách để có thể vượt qua được nỗi đau chính là hiểu được cảm xúc thực sự của bạn, đừng lúc nào cũng để cho cảm xúc tiêu cực lấn át. Hơn thế, tuyệt đối đừng sợ hãi, không cố gắng che đậy những cảm xúc thực tế.Đức Phật chỉ dạy "Cho người khác niềm vui chính là tặng cho mình nụ cười": Bạn đã làm được chưa?
Trong cuộc sống, để có thể mang lại hạnh phúc cho người khác thì bạn cần có một tấm lòng bao dung. Và để có thể mang lại hạnh phúc cho chính mình thì bạn cần có một trí tuệ minh mẫn. Những người có phúc thì sẽ có tất cả, cát tường như ý, vận khí cũng sẽ đủ đầy. Như thế cũng có nghĩa rằng người có phúc là những người luôn vui vẻ và an lạc.Có một câu chuyện kể rằng, một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông đã được một bà góa là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Dù không biết tung tích về vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách và không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn rất tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
Sau hơn 3 tháng ròng thì vị thiền sư mới thực sự bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư này trước khi đi đã dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà góa tiện dùng nước để không phải ra suối gánh nữa. Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán thì bà của bà góa có mùi thơm đặc biệt và vị trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng đều muốn quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của và góa khách đến đông nườm nượp và bà trở nên giàu có. Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại người ân nhân của mình. Khi nhìn thấy cơ ngơi khang trang thì vị thiền sư đã rất mừng cho bà góa. Khi hỏi về giếng nước, bà góa đã than phiền với vị thiền sư rằng: "Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”.
Vị thiền sư nghe xong liền lắc đầu nói: "Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?”. Rồi ông đã viết lên tường một câu như sau: "Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi và không bao giờ quay trở lại quán nữa. Cũng từ đó, giếng nước ấy bắt đầu cạn dần.
Lòng tham được ví như một liều thuốc độc, nó có thể bào mòn tâm trí của con người. Nếu càng tham thì lại càng ham muốn và không biết đủ. Đến khi mất hết tất cả rồi, sống phí cả một đời để theo đuổi những điều hư vô và cuối cùng lại nhận ra bản thân mình sống thật khổ thì đã quá muộn màng.
Con người khi biết đủ và biết dừng lại đúng lúc mới có thể kiềm chế được những ham muốn của bản thân
Nhà tâm lý học người Mỹ - William cho rằng, những ai quá thông minh nhưng lại tham lam và tính toán thì thực ra là những người rất kém may mắn, thậm chí là ốm yếu và tuổi thọ cũng không cao. Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy được rằng, trên 90% người tính toán đều mắc bệnh tâm lý. Những người này thời gian và mức độ cảm giác thống khổ đều gấp rất nhiều lần những người không thực sự giỏi tính toán. Nói cách khác là tuy họ có giỏi tính toán đi chăng nữa thì đổi lại sẽ không có được những ngày sống vui vẻ.
Sống ở đời, biết đủ và biết dừng lại đúng lúc thì chúng ta mới có thể kiềm chế được những ham muốn của bản thân và đứng vững trong cuộc đời. Những người không biết tranh giành lợi ích, quyền lợi hay tiền bạc thì không có nghĩa người đó là kẻ ngốc nghếch mà đó là người rất trí tuệ. Việc tranh giành chỉ khiến cho người khác cũng như bản thân chúng ta cảm thấy bị tổn thương mà thôi. Con người sống là để yêu thương, trân quý những gì đang hiện hữu ở quanh mình. Chính vì thế đừng sống quá tham lam, so đo, tính toán mà phải biết trầm tĩnh, nghĩ suy.
Con người, sống trên đời xem thường danh lợi, mở rộng tấm lòng, sống bao dung với người khác mới khiến cho bản thân cảm thấy hạnh phúc. Những người không suy nghĩ thiệt hơn, cũng không quá hẹp hòi, ích kỷ mà luôn trong tâm thế cho đi thì chúng ta có thể nhận về được nhiều điều hơn thế. Người nào thực sự hiểu rõ về bản thân mình chỉ có bản thân mình thì vĩnh viễn là người sống có đức, có trí tuệ, biết bao dung, độ lượng với người. Cuộc sống cũng vì thế mà thuận buồm xuôi gió, vui vẻ cũng chính là sống qua một ngày, vậy vì sao không để cho bản thân được sống từng ngày vui vẻ và hạnh phúc.