Đức Phật dạy "ta không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn": Thâm thúy đến mức nào mà ai cũng thán phục?
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía bài học sâu sắc về "cách ứng xử" qua chiếc khăn tay của Đức Phật: Người thắt nút cũng chính là người biết cách cởi nút nhanh nhấtLời răn dạy của Đức Phật về việc "tích phúc đức" cho bản thân: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nóiĐức Phật chỉ dạy "lòng tốt" cần có giới hạn và nguyên tắc: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thùCó câu chuyện kể rằng, một thời Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỳ Kheo. Trong khi đi đường thì Ngài đã thấy một người đánh cá. Sau khi bắt cá thì ngồi giết cá rồi bán cá. Thấy vậy, Thế Tôn liền bảo các Tỳ kheo rằng: "Các Thầy nghĩ thế nào? Này các tỳ kheo, các thầy đã nghe câu một người đánh cá, bắt cá và giết cá và đang bán cá, do nghiệp ấy do mạng sống ấy được thọ hưởng hay được sống giữa các tài sản lớn". Các Tỳ kheo trả lời: "Thưa không, Bạch Thế Tôn".
Này các Tỳ kheo, các Thầy nghĩ thế nào, có thấy hoặc nghe rằng Người đồ tể, sau khi giết các con dê, heo, bò,… các loài thú rừng, giết rồi đem đi bán; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy được thọ hưởng hay được sống giữa các tài sản lớn?”. Các Tỳ kheo liền đáp: "Thưa không, Bạch Thế Tôn".
Thế Tôn lúc này nói: "Lành thay, này các Tỳ kheo. Ta cũng không thấy, cũng không nghe người đồ tể sau khi giết các con vật được hưởng, được sống giữa tài sản lớn. Vì sao? Bởi vì người đồ tể giết các loài thú, với ác ý nhìn các loài thú bị giết. Chính vì thế mà người đó không được hưởng hay sống giữa các tài sản lớn. Huống gì người với ác nhìn loài người bị giết, bị đem đi giết hại. Này các Tỳ Kheo, như thế gọi là bất hạnh, đau khổ lâu dài cho vị ấy. Sau khi mạng chung vào đọa xứ, ác thú và địa ngục".
Đức Phật răn dạy "Người tử tế và bao dung cuối cùng sẽ được phúc báo": Bạn đã đủ tử tế và bao dung?
Trong cuộc sống, người nhân hậu sẽ luôn biểu hiện tấm lòng thơm thảo của họ ở mọi lúc, mọi nơi - họ sẽ luôn bao dung, độ lượng và mong muốn được giúp đỡ người khác. Vậy nên những việc họ làm sẽ khiến cho thế giới mỗi ngày trở nên tươi đẹp hơn.Giác ngộ lời Đức Phật chỉ dạy "không nên bàn chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác": Vì sao lại thế?
Trong cuộc sống, những lời nói tưởng như vô hại lại có tác động mạnh mẽ đến vận mệnh của mỗi người. Có người sẽ nói ra những lời như ngọc làm cho người khác được an ủi nhưng cũng có những người chuyên nói xằng bậy, khuấy đảo thị phi, hại người hại mình. Và dù là ai đi chăng nữa thì cũng đều phải chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Bởi một lời nói ra sẽ quyết định phúc họa. Chính vì thế, bàn luận đúng sai hay khiếm khuyết của người khác lại chính hủy đi vận mệnh của chính mình.Trên thực tế, mỗi người có một công việc và một nghề nghiệp riêng. Dù không có công việc nào là thấp hèn khi công việc đó có thể góp phần xây dựng và phát triển cho xã hội. Tuy nhiên, nếu như xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề ví dụ như đồ tể, đao phủ lại là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và cho cả đời sau. Vậy nên, khi chọn giết hại làm nghề thì sự thuần thục trong nghề nghiệp sẽ làm cho hành động giết hại này càng thêm thiện nghệ. Năng suất lao động tăng lên thì số lượng chúng sanh bị giết sẽ ngày càng cao. Sự rèn luyện với mục đích nâng cao tay nghề cùng với việc gia tâm học hỏi, nghiên cứu cũng đã làm cho nghiệp giết sẽ ngày càng được tích lũy, nhuần nhuyễn và nặng nề thêm. Điều quan trọng mà chẳng ai để ý đến là nghề giết hại sẽ tạo ra tâm lý thích giết, vui khi giết và không hề sợ cảnh vấy máu, tàn sát. Đã đến lúc nhân loại cần được thức tỉnh để xem xét lại vật dưỡng nhơn của mình. Chính sự giết hại, tàn sát sinh vật một cách dã man để có thể cung cấp thực phẩm và thỏa mãn được lợi nhuận đã tạo ra tình trạng mất cân bằng sinh thái. Đồng thời, sự sát hại cũng là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh, khủng bố, bạo lực,... Vì lẽ đó mà Phật tử không giết hại, không tán đồng việc giết hại và cật lực phản đối mọi hành vi giết hại đồng thời phát triển từ tâm, bảo vệ sự sống.