Đức Phật chỉ dạy "lòng tốt" cần có giới hạn và nguyên tắc: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thù
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "giá trị" của đồng tiền: Dùng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sai thì hậu quả khó lườngPhật dạy “nhân sinh có thước, làm người có độ, vạn sự nên để tùy duyên”Thấm thía 4 lời Phật dạy về "khẩu nghiệp": Phúc họa tại miệngTheo Báo dân sinh, có câu nói rằng: "Đấu mễ dưỡng ân, đảm mễ dưỡng thù" - ý rằng một người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là sắp chết đói, bạn cho anh ta một đấu gạo thì đồng nghĩa với việc cứu sống anh ta. Lúc này anh ta sẽ cảm kích và ghi nhớ công ơn của bạn. Nhưng khi bạn cứ mãi giúp anh ta thì sẽ khiến cho anh ta trở nên lười biếng, phụ thuộc và coi sự giúp đỡ của bạn là điều đương nhiên. Và một ngày nào đó, khi bạn không giúp anh ta nữa thì sẽ xem bạn là kẻ thù.
Cứu người cấp bách chứ không cứu người nghèo, giúp người khốn khó chứ không giúp người lười
Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn cấp bách, giúp họ một tay vượt qua khó khăn thì đó là hành thiện tích đức. Còn nếu như giúp người lười người nghèo thì chỉ khiến cho đối phương càng thêm phụ thuộc vào bạn, họ sẽ trở thành cái động không đáy, cuối cùng là sẽ đục khoét hết luôn cả bản thân của bạn. Có câu chuyện kể rằng, một ông chủ doanh nghiệp nọ, sau khi làm ăn phát đạt đã bỏ ra một số tiền lớn để xây 258 ngôi nhà cho người khó khăn và lớn tuổi tại quê nhà. Sở dĩ đó là một hành động thiện, giúp người khi khó khăn và ngỡ rằng người dân ở đây sẽ rất cảm kích nhưng ông chủ này lại không ngờ rằng họ "có cháo đòi chè". Cụ thể, có nhiều thẳng thừng nói với ông chủ này rằng: "Con trai tôi sắp kết hôn rồi, một căn không đủ, nhà chúng tôi cần thêm vài căn nữa" hay "nhà tôi dù đã chuyển vào thành phố nhưng tôi lớn lên ở đây nên cũng có tư cách được một căn", "Anh đập nhà cũ của chúng tôi, ngoài việc phân nhà mới thì còn phải bồi thường thêm cho chúng tôi". Vậy nên, lòng tham của con người là vô đáy, điều này đã khiến cho vị doanh nhân kia cảm thấy rất phiền lòng, 2 năm liền anh không về quê ăn tết nữa bởi vì cứ về là người dân lại đưa ra mọi vấn đề và yêu cầu.
Trong phim Bố già cũng có một câu thoại như thế này: "Lòng tốt không có giới hạn, sẽ chỉ khiến đối phương được nước lấn tới; nhân từ mà không có nguyên tắc, sẽ chỉ khiến đối phương có voi đòi tiên". Khi lòng tốt không có giới hạn và có nguyên tắc thì thiện sẽ chỉ sinh ra ác, khiến cho đối phương nghiễm nhiên nhận lấy lòng tốt của bạn rồi đạp đổ thiện chí một cách vô tình. Và đến khi bạn không thể giúp họ được nữa thì họ cũng sẽ đáp trả lại bạn bằng sự hận thù. Chính vì thế, giúp người khốn khó - không giúp người lười, giúp những người đang khó khăn - không giúp người nghèo. Việc hành thiện cũng cần nên biết khi nào nên và khi nào thì không nên.
Lương thiện chính là tích đức cho sau này nhưng ngu ngốc thì không phải
Người xưa có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện" - sự lương thiện ở đây chính là bản dĩ của con người, đó là sự lương thiện mà thế giới mới ngập tràn sự ấm áp và hy vọng. Tuy nhiên, sự lương thiện cũng rất cần đến trí tuệ, sự sắc bén đầy lý tính còn sự lương thiện vô tri chính là ngu xuẩn.
Câu chuyện kể rằng, ngày xưa có một thiền sư ngồi thiền bên bờ sông bỗng nghe tiếng động lạ, hóa ra đó là một con bọ cạp bị ngã xuống nước và đang vùng vẫy để thoát ra. Vị thiền sư này liền đưa ra ra vớt con bọ cạp ấy lên nhưng không may bị nó chích cho một phát. Ông nhẫn nhịn chịu đau rồi thả con bọ cạp xuống đất rồi tiếp tục ngồi thiền. Một lúc sau, con bọ cạp lại rơi xuống nước và thiền sư lại đưa tay ra vớt nó lên và lại bị nó chích thêm. Sau đó, con bọ cạp lại tiếp tục rơi xuống nước, thiền sư lại vớt nó lên và lại bị nó cắn. Có một ngư dân khi trông thấy liền hỏi thiền sư rằng: "Con bọ cạp ấy hết lần này đến lần khác cắn sao người còn cứu nó". Vị thiền sư chỉ lẳng lặng đáp: "Chích người khác là bản tính của nó, còn từ bi lại là bản tính của ta". Ngư dân này tiếp lời: "Từ bi không sai nhưng trước tiên hãy từ bi với chính mình, bảo vệ mình trước rồi hãy từ bi với chúng sinh".
Lương thiện là chuyện tốt nhưng cũng cần đến sự sắc bén của trí tuệ. Lòng người rất phức tạp, thế gian đầy rẫy sự nguy hiểm nên sự lương thiện vô tri và không có lý tính cũng sẽ chỉ khiến cho những người có lòng tham vô đáy càng được nước lấn tới, khiến cho những người mưu mô nước đục thả câu, đục nước béo cò. Cuối cùng thì người bị tổn thương lại là chính mình.
Sự lương thiện cần dành cho những người xứng đáng
Trên thế gian này, chân tâm chưa chắc đã đổi lại được sự thật lòng. Lòng tốt của bạn, nếu như trao nó cho những người có lòng tham vô độ thì sẽ chỉ đổi lại được sự lạnh lùng và thất vọng. Lòng tốt của bạn đưa cho người vô ơn thì chỉ sẽ nhận được sự lật mặt vô tình. Lương thiện không được mù quáng mà hãy trao cho những người thực sự xứng đáng.
Có một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhờ vào danh tiếng của mình mà anh đã vận động và quyên góp được một số tiền lớn rồi anh đã đem số tiền ấy đi tặng cho hơn 200 trẻ em nghèo trong khi đó bản thân vẫn đang ở nhà cấp 4 và không có gì đáng giá cả. Cho đến năm 2005, anh đã được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư, tiền chữa trị lúc này vô cùng đắt đỏ. Khi bạn bè của anh tìm đến những học trò nghèo ngày xưa từng giúp đỡ, thứ họ nhận lại được chỉ là: "Lương tháng hiện nay của tôi có được tí tẹo, không thể giúp chú ấy được, ngày xưa khi giúp tôi, chú ấy cũng đâu mong được báo đáp gì" hay "Tôi không có tiền, cũng không rảnh đi thăm chú ấy, đừng gọi điện tìm tôi nữa",... Đối với những người không hiểu thế nào là biết ơn, không đáng để cho bạn bỏ ra lòng tốt, lấy oán báo ơn và không xứng đáng với sự thật tâm mà bạn bỏ ra. Lòng tốt hãy để cho những người có ơn báo ơn, để dành cho những người có tình có nghĩa. Đừng bao giờ lãng phí thời gian và sức lực cho những người không thực sự đáng, sự lương thiện của bạn đáng quý hơn rất nhiều.