meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giác ngộ lời Đức Phật chỉ dạy "không nên bàn chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác": Vì sao lại thế?

Thứ hai, 13/06/2022-16:06
Trong cuộc sống, những lời nói tưởng như vô hại lại có tác động mạnh mẽ đến vận mệnh của mỗi người. Có người sẽ nói ra những lời như ngọc làm cho người khác được an ủi nhưng cũng có những người chuyên nói xằng bậy, khuấy đảo thị phi, hại người hại mình. Và dù là ai đi chăng nữa thì cũng đều phải chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Bởi một lời nói ra sẽ quyết định phúc họa. Chính vì thế, bàn luận đúng sai hay khiếm khuyết của người khác lại chính hủy đi vận mệnh của chính mình.

Trong nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đều có lưu lại những lời răn dạy về việc thu khẩu. Và trong sử liệu Trung Quốc cũng có chép lại các câu chuyện răn dạy người sau về việc giữ gìn "lời ăn tiếng nói". 

Bàn khuyết điểm của người khác sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của bản thân

Có câu chuyện kể rằng, tại huyện Nghi Hưng có một người tên gọi là Phan Thư Thăng. Vào mùa thu năm Khang Hi thứ 23 (năm 1684), Phan Thư Thăng đã nằm mộng, trong mộng anh ta đã đi đến điện Quan Đế vừa lúc trông thấy một người đang chấm bài thi. Sai nha đã gọi tên người thứ nhất, người thứ nhất bước vào thì ngay lập tức bị đuổi ra. Người thứ hai được xướng tên là Phan Thư Thăng. Sau đó một người mặt đỏ xuất hiện, người này đã đội một chiếc mũ lên đầu anh ta. Trước đó, Phan Thư Thăng đã nhìn thấy phía trên tường có một cái bảng vàng. Người xếp vị trí đầu bảng chỉ có hai chữ là Vi Tiếp mà không ghi họ. Phan Thư Thăng sau khi tỉnh tại đã vô cùng kinh ngạc, sau khi công bố kết quả thì anh đã đỗ đầu bảng. Anh ta đã nhớ lại cái tên Vi Tiếp xuất hiện trong mộng, do đó liền đi khắp nơi để hỏi thăm về người này. Về sau thì được biết người này tên là Phó Lộc Dã ở huyện Lâu. Phó Lộc Dã cũng là một người tài hoa và có tiếng ở trong vùng. Được biết, văn chương của Phó Lộc Dã ở hai đợt thi trước được đánh giá rất cao. Quan chủ khảo vốn dĩ định chấm bài thi của anh ta ở vị trí đầu bảng nhưng không hiểu vì sau bài thi của anh ta ở đợt thi thứ ba bị mất nên giám khảo đành đánh rớt anh ta. Phó Lộc Dã là một người có tài ăn nói, tuy nhiên bình sinh lại rất thích bàn luận về đúng sai cũng như khuyết điểm của người khác. Có người từng phân tích rằng, sở dĩ Phó Lộc Dã thi rớt, công danh bị tước là vì anh ta không tích khẩu đức. Sau khi danh sách đỗ đạt được công bố, quan chủ khảo bởi vì tiếc nuối tài hoa của anh ta mà đặc biệt  gặp riêng anh ta. Nhưng sau đó, Phó Lộc Dã đã uất hận và qua đời vì căn bệnh chướng bụng không lâu sau đó.


Bàn khuyết điểm của người khác sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của bản thân
Bàn khuyết điểm của người khác sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của bản thân

Đừng bàn về đúng sai của người khác, tai họa tự khắc không đến

Văn Trưng Minh (1470-1559) là một trong bốn đại tài tử của vùng đất Ngô Trung dưới thời nhà Minh và ông có nhiều thành tựu ở lĩnh vực thư pháp cũng như văn học. Thời điểm bấy giờ danh tiếng của ông rất lớn và nổi tiếng khắp vùng Giang Nam. Có rất nhiều người đã tìm đến để bái sư. Ngày thường ông không thích nghe đàm luận về việc sai quấy của người khác. Nếu như có ai cứ muốn luận đúng sai của người khác thì ông sẽ khéo léo đổi đề tài và khiến cho người đó không thể tiếp tục bàn luận thị phi được nữa. Trong suốt cuộc đời của mình, Văn Trưng Minh đã luôn duy trì thói quen trên. Ông một đời chú trọng vào việc tu khẩu đức. 

Lúc đó, Ninh Vương có ý muốn chiêu mộ Văn Trưng Minh nên đã sai người mang thư và rất nhiều tiền đến Văn gia. Văn Trưng Minh đã lấy cớ bệnh nằm liệt giường để từ chối và sau đó cũng không viết thư hồi đáp Ninh Vương. Sau khi sứ giả rời đi, một người bạn của Văn Trưng Minh đã nói rằng: "Hiện nay, Ninh Vương là người mà tất cả người trong thiên hạ đều muốn quy phục. Trong vương phủ của ông ta trống một chức quan, muốn thỉnh mời ngài đến đó đảm nhiệm chức vụ. Sao ngài chẳng học theo Mai Thừa, Tư Mã Tương Như mà vào hưởng phúc nơi Vương phủ?”. 

Văn Trưng Minh nghe xong chỉ cười mà không nói câu nào. Ông có khả năng có thể nhận biết và phán đoán về một người nên có thể ông đã sớm biết Ninh Vương là người thế nào nhưng cũng không vì thế mà bàn luận về đúng sai hay khuyết điểm của ông ta. 

Vào năm thứ 14 Minh Vũ Tông Chính Đức (năm 1519), Ninh Vương đã bị Vương Dương Minh đánh bại. Ninh Vương bởi vì mưu phản mà khiến cho bản thân thân bại danh liệt.


Đừng bàn về đúng sai của người khác, tai họa tự khắc không đến
Đừng bàn về đúng sai của người khác, tai họa tự khắc không đến

Khi nói lời xấu sẽ bị hóa thành con sâu lớn

Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, cạnh thành Vương Xá có một cái hồ nước, bên trong hồ khá là bẩn và toàn là phân tiện ô uế. Tất cả những đồ vật bẩn thỉu của các gia đình sống trong thành đều đổ hết xuống cái hồ này. Trong hồ có một con sâu lớn, hình dáng tựa như con rắn nhưng lại có 4 chân, quanh năm suốt tháng sống trong hồ này. Có một lần, Đức Phật Thích Ca dẫn các đệ tử đến bên hồ và hỏi mọi người liệu có ai biết về túc duyên của con sâu này không? Mọi người đáp rằng: “Chúng con không biết”.


Mỗi người trong chúng ta không nên bàn luận chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác
Mỗi người trong chúng ta không nên bàn luận chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác

Lúc này, Đức Phật khai thị rằng, vào thời xa xưa có nhiều thương nhân đi biển làm ăn buôn bán và thu hoạch được rất nhiều châu báu. Họ đã dùng những báu vật quý giá nhất để cúng dường cho các tăng nhân, lúc đó có những tăng nhân đang tu hành trong núi đã tiếp nhận cúng dường rồi giao hết cho 1 tăng nhận đại diện bảo quản. Đến khi nguồn lương thực gần cạn thì các tăng nhân muốn lấy lại châu báu đã gửi. Nhưng không ngờ tăng nhân kia lại nuốt lời không chịu thừa nhận rồi xem tất cả châu báu đó là của mình. Hơn thế còn tức giận dùng những lời lẽ xấu xa để chửi các tăng nhân khác. Chúng tăng trông thấy vị tăng nhân kia đã khởi tâm sân hận, thân tâm bị vây chặt bởi ác niệm nên đã lập tức rời đi. Bởi tính tham lam, cố tình chiếm đoạt tài sản lại độc ác mắng nhiếc chúng tang nên sau khi chết bị đọa vào địa ngục, ngâm trong phân tiểu sôi sùng sục và trải qua 92 kiếp như vậy mới được thoát ly. Cho đến thời đại của Đức Phật Thích Ca thì vị tăng nhân đó vẫn chưa thể có lại được thân ngươi. Vậy nên, phúc họa đều từ miệng mà ra. Mỗi người trong chúng ta không nên bàn luận chuyện đúng sai hay khuyết điểm của người khác. Mỗi lời nói đều tạo nghiệp duyên, vì thế nên cẩn trọng và kiệm lời.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước