Giác ngộ lời Đức Phật dạy "So đo là khởi đầu của sự bần cùng"
BÀI LIÊN QUAN
Giác ngộ lời Đức Phật dạy "cầm bùn ném người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn": Bạn hiểu được mấy phần?Đức Phật dạy về chữ "Tâm" giúp thức tỉnh đời người: Nghe một lần thấm một đờiThấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiệnTheo Phật giáo, so đo chính là chướng ngại vật cản trở sự thăng hoa của tâm tính và cũng chính là cơ chế phòng ngự bản thân một cách tiêu cực. Những người như thế sẽ thường có tính ích kỷ, lạnh lùng, khép kín và khiến cho cuộc sống của bản thân rơi vào vòng tuần hoàn ác tính và ngày càng trở nên kém cỏi hơn. Sở dĩ một người có thể sống tự do tự tại, không phải vì anh ta có nhiều điều tốt đẹp mà là vì anh ta ít so đo hơn.
Những điểm lấm chấm trên hạt trân châu lớn
Có câu chuyện kể rằng, một người nọ rất may mắn khi có được một viên trân châu lớn đẹp đẽ nhưng anh ta lại không cảm thấy thỏa mãn với nó bởi vì trên viên trân châu đó có vài điểm lấm tấm nhỏ. Lúc này anh ta nghĩ rằng nếu như có thể loại bỏ những điểm lấm tấm này đi thì giá trị của nó chắc chắn có thể tăng lên gấp ba lần. Vậy là anh ta đã cầm dao lên nhẫn tâm cạp đi lớp bên ngoài của viên trân châu. Nhưng cứ cạo mãi thì điểm lấm tấm vẫn còn, anh ta lại điên cuồng cạo thêm nữa. Cứ như thế anh ta đã cạo từ lớp này đến lớp khác và cuối cùng thì điểm lấm tấm kia không còn - ngay cả viên trân châu cũng chẳng còn. Nhà văn Jack Kerouac từng nói rằng: “Những linh hồn không bị trói buộc sẽ không so đo bất cứ điều gì, vì sâu trong nội tâm của họ có sự kiêu ngạo như một quốc vương”.
Trên thực tế, điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải cứ đi so đo thật giả, danh lợi, địa vị cao thấp hay sang hèn ra sao mà làm thế nào để trân trọng và khám phá ý nghĩa của cuộc sống. Nếu như trong lòng một người nào đó cứ mãi so đo thì sẽ thấy khắp nơi toàn những lời oán hận. Nhưng nếu như lòng rộng mở thì lúc nào cũng thấy đều là mùa xuân. Cho đi chính là cách giao tiếp tốt nhất bởi vì nó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn khi nhận lại được gấp bội.
Giác ngộ lời Đức Phật: Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân, hãy học cách nắm bắt chính mình
Trong cuộc sống này, cách để có thể vượt qua được nỗi đau chính là hiểu được cảm xúc thực sự của bạn, đừng lúc nào cũng để cho cảm xúc tiêu cực lấn át. Hơn thế, tuyệt đối đừng sợ hãi, không cố gắng che đậy những cảm xúc thực tế.Thấm thía lời Đức Phật dạy "Trưởng thành trong nghịch cảnh, tỉnh ngộ giữa bước đường cùng"
Thế gian này không có bữa cơm nào là miễn phí, đời người có vui có buồn, mỗi thứ một nửa và cũng có người nỗi buồn thì nhiều mà lại chưa có niềm vui. Chẳng có đường đi nào là được trải dài hoa hồng, phải có chông gai, có vấp ngã thì mới có thể trưởng thành được.Thứ có thể cứu sống con người trên sa mạc chính là nguồn nước
Có người đàn ông vừa đói vừa khát và gần như sắp chết giữa sa mạc. Nhưng đột nhiên ông ấy lại phát hiện có một căn nhà tồi tàn nhỏ bé và bên trong có một máy bơm nước, bên cạnh là một bình nước với miệng ấm bị bịt chặt bằng gỗ. Bên cạnh có tờ giấy ghi rằng: "Đầu tiên, bạn hãy rót nước trong bình này vào máy bơm nước, sau đó mới có thể bơm nước. Tuy nhiên, bạn vui lòng hãy rót nước đầy vào bình lại trước khi đi”. Lúc này, người đàn ông đã phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn. Nếu như ông đổ hết nước trong bình vào máy bơm và nước vẫn không chảy ra thì chẳng phải đã lãng phí bình nước hay sao? Nhưng ngược lại thì nếu như ông uống hết nước trong bình thì ông sẽ giữ được mạng sống của mình trong bao lâu. Sau một hồi suy nghĩ, người đàn ông này đã quyết định làm theo những gì được ghi trong tờ giấy. Quả nhiên, trời không phụ lòng người, máu hơn đã phun ra dòng nước suối tươi mát và người đàn ông đã sung sướng uống lấy uống để.
Sau khi thỏa mãn được cơn khát, ông đã ngồi nghỉ ngơi một lát rồi sau đó rót đầy nước vào bình trở lại. Đồng thời ông để lại thêm câu nữa, đó là: "Hãy tin tôi, những gì viết trên giấy là thật. Chỉ cần bạn coi nhẹ sự sống chết, học cách cho đi thì mới có thể nếm được nước suối thơm ngọt”.
Bảy thứ mà người nghèo luôn có
Có một người nghèo nọ hỏi một người thông minh rằng “Sao tôi lại nghèo như vậy?”
Người thông minh trả lời anh nhà nghèo: “Vì anh không học được cách cho đi”.
Người nghèo lại nói thêm: “Tôi không có thứ gì thì sao có thể cho người khác?”
Người thông minh trả lời anh nhà nghèo rằng: “Một người không có gì trong tay cũng có thể cho người khác 7 thứ tốt đẹp!”
Người nghèo lại hỏi người thông minh rằng: “Bảy thứ tốt đẹp nào?”
Người thông minh đáp: “Vẻ mặt - Mỉm cười xử sự; Ngôn ngữ - Nói những lời khen ngợi, an ủi; Tâm - Mở rộng cửa lòng, hòa nhã với mọi người; Mắt - Nhìn người khác một cách thiện ý; Thân thể - Giúp đỡ người khác bằng hành động; Ngồi - Khiêm tốn nhường chỗ; Nhà - Có tấm lòng dung chứa người khác”.
Lúc này, người nghèo đã bừng tỉnh đại ngộ. Chính vì thế, cuộc sống của một người muốn có được sự vui vẻ thì nhất thiết phải trang bị cho mình cách cho đi, hạnh phúc thực sự là phải san sẻ với người khác, nếu không thì trong lòng cũng sẽ giống như biển chết, chỉ có dòng nước đi vào mà không có đi ra rồi cuối cùng sẽ hoàn toàn im lặng. Khi đạt được thứ mà bản thân muốn sẽ có thể mang đến cảm giác thỏa mãn, nhưng một khi cho đi lại là một kiểu niềm vui khác. Vậy nên, khi một người đặt sự so đo của mình xuống, học cách cho đi thì mới có thể gặt hái cho bản thân được sự hạnh phúc. Hiểu được cách cho đi thì mới có thể nhận được nhiều hồi báo hơn.