Thấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiện
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về cách “nuôi dạy” con cái nên người: Đừng áp đặt mà hãy để cho con trẻ làm những điều chúng muốnThấm thía lời dạy của Đức Phật “người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”: Đọc xong bạn sẽ ngộ ra nhiều điều!Bí quyết "nhìn người" qua lời dạy của Đức Phật: Chỉ cần quan sát cũng biết được kẻ xấu, người tốtTheo Phật giáo, trong ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, Chương IV, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.708 có viết: "Có người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy sau khi mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không có thành tựu như ý muốn".
Đức Phật dạy về "giá trị" của đồng tiền: Dùng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sai thì hậu quả khó lường
Trên thực tế, một đời sống có ý nghĩa và giá trị chính là một đời sống không bị lệ thuộc quá nhiều vào phương tiện vật chất nhưng cũng không thể phủ nhận việc không có tiền bạc và tài sản bởi chúng là phương tiện để nuôi sống bản thân con người.Đức Phật dạy về cách "đối nhân xử thế": Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình
Trong Đạo Phật có những câu nói hay về đối nhân xử thế cũng như những bài học về làm người. Chính vì thế, nếu như bạn muốn tìm cuộc sống an yên thì cần phải thấm nhuần lời Phật dạy để tâm được thanh tịnh giữa bộn bề lo toan của cuộc sống.Có thể thấy, hàng Phật tử tại gia, ngoài việc tu học thì còn có một nhiệm vụ khác đó chính là kiếm sống. Đã có không ít người trong hàng Phật tử kiếm sống bằng việc kinh doanh và buôn bán lương thiện. Tuy nhiên thì không hẳn ai cũng buôn bán thành công dù cho có tận lực thế nào với công việc. Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, nếu chỉ xét riêng về những người làm ăn chân chính hay có nhiều người phất lên nhanh chóng nhưng cũng có không ít người ngậm đắng nuốt cay bởi vì công việc trì trệ, thậm chí là thua lỗ dẫn đến tán gia bại sản. Và để lý giải cho thành công của mình, đa phần những doanh nhân đều cho rằng họ biết nhìn xa trông rộng và từ đó nắm bắt được quy luật của thị trường và có chút phần may mắn. Đối với những doanh nhân làm ăn thất bại thì tiếc nuối tìm cơ hội khác bởi vì mình đâu kém ai nhưng sự đời vốn mưu sự tại người hành sự tại trời.
Ít ai có thể ngờ rằng công việc kinh doanh của con người trong hiện tại dù thành công hay thất bại đều có liên hệ mật thiết với phước báo mà họ đã gieo trồng trong quá khứ. Cũng chính điều này đã lý giải rõ ràng cho việc mà ngành kinh tế học không lý giải nổi mà đó là cơ may của thị trường. Vậy nên, người con của Phật khi làm chơi mà ăn thiệt thì không nên tự mãn sớm, khi làm thiệt mà ăn chơi thì không nên chán nản hay bi quan. Bởi vì trong kinh doanh, bên cạnh năng lực, nhạy bén và biết nắm bắt thời cơ, nắm bắt cơ hội thì sự may mắn chính là yếu tố quan trọng mà đôi khi còn mang tính quyết định. Sự may mắn ấy, theo Phật giáo đó chính là phước báo của mỗi người.
Phước báo chính là được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiện. Ảnh hưởng mạnh nhất là sự tạp phước bằng cách trợ duyên cho người thành tựu giới đức có điều kiện để tu tập. Vậy nên, hay học cách xây dựng phước báo cho mình trong đời này và đời sau bằng cách phát nguyện hộ trì người tu hành và thực hiện đúng những gì bản thân đã phát nguyện.