Đức Phật dạy về cách "đối nhân xử thế": Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình
BÀI LIÊN QUAN
Phật dạy về luật Nhân - Quả: Quả báo thông ba đời, chuyển biến là do tâm"Trí tuệ" đời người qua lời Phật dạy: Người khôn biết "buông bỏ" chứ không "từ bỏ"Lời Phật dạy về "hạnh phúc", càng tâm niệm càng rước “thiện lành”: Tình yêu thương chính là cội nguồn của hạnh phúcBài học về cách đối nhân xử thế và tôn trọng mọi người
Theo Phật giáo, một trong những điều Đức Phật dạy con người chính là sự tôn trọng với mọi người, cũng như lời Ngài đã căn dặn dành cho thế hệ sau này chính là "Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình".
Có câu chuyện kể rằng, vào một ngày nọ có một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, trên người bốc mùi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt. Những vị khách đứng xếp hàng đều bịt mũi và tỏ thái độ ghét bỏ, khó chịu với người ăn xin. Lúc này, nhân viên bán hàng quát lớn: "Đi ngay! Đi ngay đi!”. Người ăn mày này lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói: "Tôi đến mua bánh ngọt, loại nào là nhỏ nhất".
Lúc này ông chủ của tiệm bánh đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày rồi cúi xuống thật sâu nói: "Cảm ơn quý khách đã mua hàng, hoan nghênh lần sau lại đến". Người ăn mày tỏ vẻ thất kinh rồi rời khỏi tiệm bánh, dường như anh ta chưa từng được đối xử tôn trọng đến như thế trong đời. Cháu trai người chủ tiệm thấy lạ bèn hỏi: "Ông nội, sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như thế ạ". Chủ tiệm bánh liền từ tốn giải thích: "Mặc dù đó là một người ăn mày nhưng cũng là khách hàng. Ông ấy vì để cho bản thân được ăn bánh ngọt của chúng ta đã không tiến tiêu những đồng tiền khó khăn kiếm được. Thực sự là rất khó có được. Nếu ông không tự tay phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy dành cho chung ta đây?". Cháu trai lại hỏi: "Vậy tại sao ông còn thu tiền của ông ấy ạ". Lúc này, người chủ tiệm lại từ tốn nói rằng: "Ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải đến để ăn xin cháu ạ. Đương nhiên thì chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ. Nếu như ông không thu tiền của ông ấy thì chẳng phải đã vũ nhục ông ấy rồi sao. Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người ăn mày. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho”.
Cậu bé nghe xong dường như đã hiểu ra mọi chuyện nên gật đầu đồng ý. Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh đồng thời là tỷ phú Nhật Bản - Yoshiaki Tsutsumi. Vị tỷ phú này từng nói: "Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi”.Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng".
Có thể thấy được một điều rằng, cuộc đời vốn dĩ là thế, trong cuộc đời mỗi người chúng ta cũng đều cần đến một sự tỉnh giác nhất định nào đó để có được thái độ và cách hành xử một cách hợp lý nhất có thể. Và để có được điều này thì có lẽ chúng ta cần phải có được thái độ cũng như cách hành xử hợp lý nhất có thể. Vậy nên chúng ta cần phải có được những nhận thức đúng đắn về cái tôi. Cái tôi chỉ là do vô vàn các yếu tố khi đủ duyên khi hội tụ thành, khi duyên tiêu tán thì tan biến mất, cái tôi chỉ là huyễn hóa và duyên hợp tạm bợ, cái tôi không thật có thì cái gọi là của tôi cũng không thật. Dần dần thì chúng ta sẽ vơi giảm được ái ngã, vốn dĩ là nguồn gốc của tham - sân - si, của mọi khổ đau trong cuộc đời. Một khi có được hạnh phúc như thế thì khi có những kỷ niệm, hay cảm xúc hiện lên trong tâm tư, chúng ta cũng chỉ cần nhìn mà không tham đắm, không đè nén, không diệt trừ, không lảng tránh cũng không cầu mong sự bình yên. Chúng ta nhìn để thấy được các tiến trình sinh khởi, lan tỏa đồng thời tăng giảm cường độ và dần tan biến mất của chúng.
Bí quyết bày tỏ sự tôn trọng của người khác
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ sự oán hận trong rất nhiều mối quan hệ hôn nhân, gia đình chính là cảm giác bị coi thường. Đáng buồn hơn chính là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành viên trong gia đình, xung quanh nên dễ quên đi việc bày tỏ cho nhau hết mình tôn trọng người khác là như thế nào. Và trong cuộc sống hàng ngày, nếu như bạn không cảm thấy mình là một trong những nguyên nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm thì sẽ xảy ra những xung đột không đáng có. Thay vào đó, mỗi khi có dịp thích hợp thì chúng ta hãy bày tỏ sự tôn trọng của bản thân đối với mọi người. Hãy học cách nói từ cảm ơn bằng sự chân thành nhất hay viết những tấm thiệp cảm ơn và làm những việc tốt cho người đã làm điều tốt với bạn. Khi một người nào đó cảm thấy bản thân được trân trọng thì người ấy sẽ vui vẻ và cũng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống.
Khi bạn có con cái thì hãy cho chúng tiết là bạn đang tôn trọng chúng. Bởi vì những thiếu niên khi cảm thấy mình được đánh giá cao và được tôn trọng thì sẽ thất dễ dàng hơn trong cuộc sống và chúng sẽ học cách tôn trọng người khác. Chính vì thế, trước khi để người khác tôn trọng mình thì bạn hãy học cách tôn trọng người khác, chỉ có như thế mới hiểu và học cách đối nhân xử thế với mọi người.