"Trí tuệ" đời người qua lời Phật dạy: Người khôn biết "buông bỏ" chứ không "từ bỏ"
BÀI LIÊN QUAN
Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không ra vẻ, không nói lời thừa thãiGiác ngộ cảnh giới cao siêu của người trí tuệ: Giác quan thứ 6 “cực bén”, sở hữu cái đầu của bậc vĩ nhânĐúc kết 3 trí tuệ ngàn năm của người xưa: Tranh nhau một lời chanh chua nhất thời, để rồi cả đời oán hận về sauBuông bỏ chứ không phải là từ bỏ - bản chất của hai chữ này không hề giống nhau, kết quả cũng khác nhau. Chọn buông bỏ hay từ bỏ chính là cách bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn. Buông bỏ chính là để bạn có thể trưởng thành hơn, để kiếm tìm những điều tốt đẹp hơn. Còn từ bỏ chính là khi người ta nhút nhát tìm chỗ để có thể trốn tránh.
Trên thực tế, buông bỏ chính là khi ta đứng bên trên sự việc còn từ bỏ là khi bản thân chúng ta thực sự không buông bỏ được mà phải tìm đến sự trốn tránh. Vì thế, người khôn sẽ biết buông bỏ chứ không hề từ bỏ. Sống trên đời, khi nhắc đến việc buông hay không buông đều xuất phát từ những dục vọng, ham muốn chiếm dụng điều gì đó trong cuộc sống mà đa phần chính là tình cảm và hạnh phúc.
Bởi vì hạnh y khói bay đi chỉ trong đôi ba tiếng đồng hồ rồi chúng ta lại khao khát đi tìm và dễ dãi tin rằng một đối tượng nào đó trong tương lai sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc bền lâu hơn. Hạnh phúc luôn là những khát khao lớn nhất của con người và tùy vào hiểu biết của mỗi người qua từng xã hội và từng thời đại mà hạnh phúc sẽ được quan niệm khác nhau. Sẽ có người gặp xui rủi triền miên nên họ tin rằng trên đời này chẳng có hạnh phúc còn có những người trẻ lại cứ mộng mơ hạnh phúc chắn ở cuối con đường mà minh đang đi. Và hằng bao lớp người vẫn khi đi gần hết kiếp nhân sinh vẫn không thể tìm thấy hạnh phúc và đuổi theo nó như một trò chơi.
Con người không tìm thấy được hạnh phúc bởi vì họ mưu cầu quá cao, không bao giờ biết đủ và khi không thấy hạnh phúc thì nhiều người lại cảm thấy bất hạnh, đau khổ và tự làm khổ mình. Trên đời này, những gì thuộc về tình cảm chính là thứ dễ thay đổi nhất. Có những người chấp nhận sự buông bỏ, mỉm cười, quên đi mà sống nhưng cũng có những người không cam tâm, sống chết vẫn khư khư để rồi làm khổ mình. Và cho đến cuối cùng vẫn chẳng thể giữ được, mới gặp tí đau khổ đã từ bỏ và chạy trốn. Tuy nhiên, nếu cứ mãi chạy theo điều này thì suốt đời bạn chẳng thể quên được và vô cùng đau khổ.
Đức Phật dạy "vui vẻ không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lực trí tuệ". Chính vì thế, muốn giải quyết được muộn phiền thì phải quên đi muộn phiền. Một khi không loạn trong tâm, không kẹt trong tình, không sợ tương lai và không nghĩ về quá khứ thì bạn đang đạt được sự vui vẻ. Sống trên đời, làm người không cần đòi hỏi, làm việc không cần hoàn hảo và hưởng lạc không được hưởng đến hết. Làm người phải biết cách dừng lại đúng lúc. Đối với người khác là một sự khoan dung nhưng đối với chính mình là tự tạo ra một đường để lui. Sở dĩ con người sống không vui vẻ, không hạnh phúc là vì nằm ở 3 thói quen: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác; Quen phóng đại đau khổ của bản thân; Quen lấy đau khổ của bản thân ra so với hạnh phúc của người khác, lấy khuyết điểm của bản thân ra so với ưu điểm của người khác.
Và lý của Đại Đạo vô cùng đơn giản, đơn giản đến nỗi chỉ cần một hai câu là có thể nói ra rõ ràng. Những chuyện nhỏ trên đời khó ở chỗ đơn giản. Đơn giản không phải phớt lờ cho xong chuyện cũng chẳng phải đơn thuần ấu trĩ mà là trí tuệ ở cấp bậc cao nhất - đó là biểu hiện của "duệ trí thành thục".