Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không ra vẻ, không nói lời thừa thãi
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy, không tiền không đâm đầu ba việc, khó khăn không tơ tưởng 3 người: Nhớ kỹ điều này, không sợ nghèo khóCổ nhân dạy: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu": Tại sao lại kiêng ngồi 6 người/bàn?Cổ nhân dạy rằng: Nóng giận là bản năng, nhưng im lặng lại là bản lĩnhKhông chần chừ
Con người ai cũng có lúc lười biếng. Ai chả có lúc mệt mỏi, muốn dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Nhưng làm việc, đáng sợ nhất là hai chữ chần chừ.
Chuyện hôm nay chớ để ngày mai. Ngày mai lặp lại ngày mai, qua bao nhiêu cái ngày mai bạn mới có thể xong việc? Người không biết trân trọng ngày hôm nay thì làm sao có thể nắm bắt được ngày mai. Khi gặp chuyện chỉ biết do dự, lưỡng lự, lãng phí thời gian trong sự tự ti, rồi chuyện nhỏ kéo thành chuyện to, chuyện tốt kéo thành chuyện xấu, chuyện dễ kéo thành chuyện khó. Cuối cùng, kết cục nhận về sẽ chẳng đâu vào với đâu.
Làm người chỉ được sống một lần ở trên đời, nhất định phải trân trọng thời gian từng giờ từng phút. Hãy làm việc chăm chỉ, siêng năng, đừng ngại trải nghiệm, xông pha. Cố gắng thì không có việc gì khó, nhưng chần chừ thì dễ cũng thành khó mà thôi.
Đừng viện cớ cho bản thân nữa, suy nghĩ kỹ rồi thì hãy bắt tay vào hành động. Khi đạt được những bước đi đầu tiên, quá trình sau đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Không ra vẻ
Làm người cần phải có chừng mực. Chừng mực ở đây chính là nắm bắt được tiêu chuẩn làm người. Đây là một thước đo, vừa dùng để đo lường chính mình lại vừa có thể đo lường người khác. Trong tâm có thước, hành sự có độ.
Sống ở đời, không nên quá chanh chua quá quắt, cũng đừng quá hiền lành nhẫn nhịn, không nên tự ti nhưng cũng đừng cao ngạo. Trong cương có nhu, trong nhu lại có cương. Tiến lui phù hợp, lùi một bước để tiến ba bước. Khi cần thể hiện thì hãy thể hiện, khi cần cất giữ thì hãy cất giữ, tuyệt đối đừng phô trương.
Việc mình mình làm, đừng dòm ngó soi mói chuyện người khác. Làm việc cho người khác một lối thoát cũng là chừa cho bản thân mình một đường lui. Sống không hổ thẹn với trời đất cũng không hổ thẹn với chính mình. Bình tĩnh điềm đạm, thản nhiên trước những thăng trầm của cuộc sống, có như vậy cuộc sống mới an yên.
Không nói lời thừa thãi
Trong cuốn Kinh Dịch có câu: Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa. Câu này có nghĩa rằng, người kiệm lời thường hành sự ổn định, dễ gặp may mắn; người nói nhiều thường nói vội, hấp tấp, dễ gặp tai họa.
Vì vậy, hình thức bảo vệ tốt nhất cho bản thân mình chính là quản cái miệng thật tốt. Khi nói chuyện, có gì thì nói nấy, không lanh miệng, không ba hoa chích chòe. Khi đang tức giận hãy để sau hẵng nói. Chuyện gì chưa chắc chắn tốt nhất đừng nói, khi nào hiểu rõ sự tình rồi nói.
Khi không cần thiết thì đừng nói, chuyện gấp càng phải nói bình tĩnh, từ từ. Chuyện không nên nói đừng nói linh tinh, chuyện không thể nói đừng nói bừa, chuyện không biết nói thì đừng bịa đặt.
Nói năng phải có chừng mực, không nói thừa thãi, có như vậy mới phát huy được sức hấp dẫn của ngôn từ.