Đức Phật dạy về chữ "Tâm" giúp thức tỉnh đời người: Nghe một lần thấm một đời
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "giá trị" của đồng tiền: Dùng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sai thì hậu quả khó lườngĐức Phật dạy "bình yên tới từ bên trong, đừng phí công đi tìm kiếm nó": Tại sao lại như vậy?Giác ngộ lời Đức Phật dạy về cách "đối nhân xử thế": Im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi câu hỏiTheo Phật giáo, nhu cầu thiết thực của mỗi người là tiền tài, danh vọng, vật chất,... và họ sẽ cố gắng để đạt được những thứ thực tại đó bằng nghị lực và sự chăm chỉ. Nói đúng hơn chính là con người sẽ làm giàu bằng chữ Tâm - Tài. Tuy nhiên, cũng có không ít người bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp sự đúng sai để có thể chạy theo đồng tiền rồi đến cuối cùng cũng chỉ khiến cho cuộc đời bế tắc, bất hạnh hơn mà thôi.
Đức Phật dạy về chữ Tâm: Mọi việc phải từ tâm mà ra
Có một câu nói rằng "Nhất thiết duy tân tạo" - có nghĩa là mọi việc đều từ tâm mà ra. Quả đúng như thế, tâm trí hay khối óc chính là nơi điều khoản, pha trộn mọi cảm xúc từ buồn - vui, thiện - ác. Tất cả những điều này đều là công đức nghiệp báo của một đời người, quyết định phương cách sống từ bi, hỷ xả hay đố kỵ, ghen ghét đều được con người lựa chọn. Tâm sinh tướng, nếu như tâm trí tốt thì sẽ tạo ra phước lành, nghiệp lành, cuộc sống nhẹ nhàng và giản đơn hơn, hạnh phúc hơn. Nếu như tâm xấu, luôn luôn thúc đẩy sự sân - si, ganh ghét hay đố kỵ với tất cả mọi thứ xung quanh - đối với những người này chắc chắn sẽ tạo nên quả đắng. Con người chúng ta không thể lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng có thể tự lựa chọn cho bản thân cách sống, phong cách ứng xử để cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống, dù ở trong hoàn cảnh nào đưa đẩy bạn đến với bờ vực thẳm thì có chăng là do bạn tự bước chân sa ngã mà thôi. Việc thức tỉnh sửa chữa sai lầm cũng giống như đạo lý nhà Phật chính là sám hối giúp cho cuộc sống của con người từ đen thành trắng, ác thành thiện nhưng cần có sự kiên trì và bền bỉ. Việc sám hối sẽ giúp cho bạn tĩnh tâm, nhìn nhận lại bản thân với những sai lầm trước đây trong cuộc sống, chủ động sửa sai và sống lương thiện trong sáng. Một khi trong tâm trí khởi phát được phước thiện lành thì sẽ giúp cho cuộc sống trở nên vẹn tròn và tốt đẹp hơn.
Thấm thía 4 lời Phật dạy về "khẩu nghiệp": Phúc họa tại miệng
Đức Phật có dạy, trong 10 nghiệp lớn của con người khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất. Lời nói chẳng phải là đao kiếm nhưng lại có tính sát thương vô cùng lớn, đôi khi chỉ vì lời nói mà làm tan nát cả một gia đình, khiến cho vợ chồng ly tán, con cái thống khổ.Thấu tỏ lời Phật dạy về "đạo làm người": Không làm 6 nghề ác, không vướng vào 4 tội ác
Trong giáo lý nhà Phật không chỉ giúp cho mỗi người có thể tìm thấy được chân lý cuộc sống mà còn thanh lọc được tâm hồn của mỗi cá nhân thêm tĩnh tại hơn. Lời Phật dạy về đạo lý làm người sẽ luôn là lời vàng thước ngọc từ đó khuyên răn mỗi chúng ta cần phải tránh xa những ác tâm hay điều sai trái để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.Lời Phật dạy cho người "nóng tính": Sự tức giận phá hủy nghiêm trọng tâm hồn, tiêu tan phú quý
Cuộc đời là vô thường, vậy nên bạn hãy sống như một đấng quân tử có tâm hồn đẹp. Hãy hiểu rằng, tức giận chính là một trong ba tam độc, có thể hủy hoại tâm hồn của mỗi người, làm biến đổi bản chất và khiến cho họ dần mất đi bản năng lương thiện vốn có nhưng chúng ta có thể diệt trừ được chúng, sống thanh thản và bình yên trong một khoảnh khắc.Tùy tâm mà biểu hiện
Thực tế cho thấy, một con người gian manh, độc ác thì chắc chắn gương mặt không thể nào thánh thiện, phúc hậu hay hiền lành được. Mọi sự thiện ác đều từ Tâm biểu hiện ra bên ngoài. Vậy nên, hành động chính là minh chứng rõ nhất để thể hiện người có tâm hay vô tâm ví dụ như hành động, tính bạo lực, hiềm khích, ganh ghét. Nếu như so sánh được những khí cạnh đó thì bạn có thể đúc rút được người đối diện bạn tâm có sáng hay không. Một người khởi phát sự thiện lành, phúc hậu, thanh lịch, nho nhã thì chắc chắn một điều là họ có tâm trong sáng. Vậy nên, tâm tốt hay xấu chắc chắn biểu hiện ra khuôn mặt của mỗi người, bất kể người đó là tốt hay xấu mà cố giả tạo là người tốt thì sớm muộn gì cũng lộ tẩy mà thôi. Hãy thông qua hành động của con người để nhận xét họ tốt hay xấu. Ngẫm một điều, cuộc đời là hữu hạn thì tại sao chúng ta lại phải ganh đua, bon chen với tiền tài, danh vọng địa vị mà bỏ quên đi hạnh phúc vẹn tròn nhỏ nhắn, bình dị trong mỗi gia đình. Ai cũng khởi tâm thiện lành thì trái đất chẳng còn khổ đau và hờn giận.
Để đạt đến cõi Niết Bàn, con người cần gột sạch tâm ba cõi
Có thể thấy, để đạt được đến cõi Niết Bàn thì con người phải gột sạch tâm ba cõi đó là tham - sân - si. Liệu rằng trong xã hội hiện đại đã có ai đạt đến cảnh giới của nhà Phật đề ra hay không? Hiểu đơn giản rằng khi bạn gieo hạt giống tốt, thiện lành vào đất 10 - 20 năm thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Còn nếu như bạn gieo giống chanh chua, cộc cằn thì 10 - 20 năm nữa chắc chắn sẽ nhận trái đắng mà thôi. Cuộc đời của con người có nhân có quả, điều cần thiết chính là nhân quả đến sớm hay muộn trong cuộc đời mà thôi. Bản năng con người khi sinh ra đã có tham - sân -si, chỉ khi chữ Tâm chế ngự được hay không mà thôi. Nếu như lòng tham nổi lên thì con người sẽ dần ngụp lặn trong những chuyện xấu xa, đồi bại nhằm thỏa mãn được lòng tham. Giới hạn của lòng thàm lại vô hạn, không có điểm dừng, đặt ra cho bản thân một giới hạn nhất định khi đã đạt được rồi lại muốn hơn nữa và cứ mải miết chạy theo nó.
Rất khó để cho con người có thể chế ngự được lòng tham ở trong tâm, khi ó gặp thời điểm thì sẽ phát triển khiến cho con người trở nên u mê tăm tối. Bất chấp những luân thường đạo lý để có thể đạt được tiền tài và danh vọng. Chỉ khi con người ta chịu được khổ đau, dằn vặt, vấp ngã thì mới tỉnh ngộ, giác tâm theo hướng thiện lành.
Lời Phật dạy về chữ tâm giúp cho con người thức tỉnh được cuộc đời, khi bạn gieo tâm tốt đẹp thì chắc chắn sẽ nhận được trái ngọt, cuộc sống cũng vì thế mà nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Còn những người luôn mang những thứ xấu xa, nghi kỵ đến mọi nơi thì sống trong tiền bạc, nhung lụa cũng chẳng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc được. Cuộc đời con người là hữu hạn, vậy tại sao chúng ta không sống tử tế, tôn trọng đồng loại ngay từ thời điểm đầu để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.