Đức Phật dạy "bình yên tới từ bên trong, đừng phí công đi tìm kiếm nó": Tại sao lại như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về cách "quản lý" kinh tế gia đình: 1/4 thu nhập nhất định phải để tiết kiệm"Định luật vô thường" của Đức Phật: Thế giới này được khởi tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệtLời Đức Phật dạy về 4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn, ngụp lặn trong khổ não: Hy vọng không có bạn?Bình yên đó chính là cảm xúc trung lập nhất, tâm - ý - thân hoàn toàn trung lập
Theo blearning.edu.vn, con người trên thế giới này, có người sẽ được hạnh phúc nhưng không bình yên nhưng có người không thấy được hạnh phúc và cũng chẳng thấy được bình yên. Tuy nhiên thì cũng có những người tìm thấy được sự bình yên và hạnh phúc. Lý giải cho điều này chính là chúng sinh cần nhận thấy một điều rằng, bình yên thực chất sẽ mang đến sự hạnh phúc, tuy hạnh phúc nhưng chưa chắc đã mang lại cho bản thân được sự bình yên. Đức Phật đã dạy chúng ta rằng, bình yên đến từ bên trong và đừng tìm nó ở bên ngoài. Vậy mà suốt đời mỗi người thường mải mê tìm kiếm những thứ bên ngoài hơn là xem bên trong của chúng ta như thế nào.
Có thể nói rằng, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là bình yên. Ở đây, khái niệm hạnh phúc không cần phải giải thích thêm, bởi lẽ con người có thể nhận được sự bình yên thì nhất định sẽ hạnh phúc. Nếu như chúng ta nói rằng "tôi bình yên nhưng không hạnh phúc" - thực tế thì chẳng có gì là bình yên cả. Còn ở một khía cạnh nào đó, bình yên chính là sự thư thái ở trong tâm hồn và cảm nhận được sự nhẹ nhàng của cuộc sống - đó chính là con người ta thấy được cuộc sống hoàn toàn vô thường, tất cả chỉ là tạm bợ.
Thấu tỏ lời Phật dạy về "đạo làm người": Không làm 6 nghề ác, không vướng vào 4 tội ác
Trong giáo lý nhà Phật không chỉ giúp cho mỗi người có thể tìm thấy được chân lý cuộc sống mà còn thanh lọc được tâm hồn của mỗi cá nhân thêm tĩnh tại hơn. Lời Phật dạy về đạo lý làm người sẽ luôn là lời vàng thước ngọc từ đó khuyên răn mỗi chúng ta cần phải tránh xa những ác tâm hay điều sai trái để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.Lời Phật dạy cho người "nóng tính": Sự tức giận phá hủy nghiêm trọng tâm hồn, tiêu tan phú quý
Cuộc đời là vô thường, vậy nên bạn hãy sống như một đấng quân tử có tâm hồn đẹp. Hãy hiểu rằng, tức giận chính là một trong ba tam độc, có thể hủy hoại tâm hồn của mỗi người, làm biến đổi bản chất và khiến cho họ dần mất đi bản năng lương thiện vốn có nhưng chúng ta có thể diệt trừ được chúng, sống thanh thản và bình yên trong một khoảnh khắc.Có thể thấy, đau khổ hay là vui sướng cũng chỉ là khái niệm của cảm xúc. Bình yên đó chính là chúng ta nở một nụ cười dù đang đứng trước hiểm nguy hay bình thản trước những thành công vang dội. Bình yên đó chính là cảm xúc trung lập nhất, tâm - ý - thân hoàn toàn trung lập, không chịu sự ảnh hưởng bởi những điều kiện cũng như cảm xúc ở xung quanh. Nói như vậy mới thấy được một điều rằng, nếu như đạt được cảnh giới của sự bình yên hoàn hảo thì chắc chúng ta có lẽ đã giác ngộ. Hơn thế, chúng ta cũng có thể tiếp cận được với tư duy của Đức Phật. Vậy thì trong cuộc sống này tại sao con người cứ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm, danh vọng hay quyền lực, tiền tài và sự đầy đủ. Liệu rằng, những thứ đó cho con người được sự bình yên chăng?
Câu trả lời có hoặc không? Có nghĩa là khi chúng ta đạt được những thứ ấy nhưng tâm ta hướng về chúng sinh, hướng về Phật Pháp và làm nhiều điều có ích cho nhân loại thì khi đó chúng ta có được thành tựu nhưng vẫn biết sẻ chia với mọi người không được may mắn như chúng ta - đó chính là sự bình yên. Bình yên nó nằm trong sự thánh thiện của thân ý và hành động, không có bình yên thì không có nghĩa rằng khi chúng ta đạt được những thành tựu ấy, do quá trình chúng ta tu tâm kiếp trước và những sự nỗ lực của kiếp này nên thành. Tuy nhiên thì khi có một thì chúng ta luôn muốn có thêm hai và nhiều hơn nữa. Chúng ta không tha thứ cho bản thân mình khi để cho bản thân thiệt thòi với những người khác mà bản thân còn muốn nhiều hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, nhiều danh vọng hơn và dần dần biến nó thành một kẻ tham lam không có đường quay về, cứ mãi ra đi mà chạy mãi với những người khác. Cuối cùng thì khi sức tàn lực kiệt, họ cũng chẳng thấy được sự bình yên ở trong tâm hồn của mình.
Gạt bỏ những thứ trần tục để tìm đến sự bình yên đích thực
Vậy thì có điều gì khác nhau giữa hai người đó. Trên thực tế thì nó rất khác biệt. Có thể thấy rằng, một người đã thực sự hài lòng với những gì mà anh ta có được và sẻ chia với người khác thì anh ta sẽ có được niềm vui, bình yên, hạnh phúc dù anh ta không có một đồng nào nữa. Và với tâm niệm giúp người khác cũng như làm việc thiện, tâm niệm xem mọi thứ vật chất đó đều là phù du thì tâm cũng từ đó mà trở nên bình yên đến lạ. Bởi vì trong tâm người đó chắc chắn một điều rằng, không sao cả, mai có thể làm lại từ đầu.
Còn đối với người không biết dừng sự tham lam của mình mà để cho nó chiếm hữu thì lẽ dĩ nhiên rằng, tâm sẽ chẳng thể nào tịnh được. Do đó, tâm sẽ nổi sóng ở mỗi thời điểm hay ở bất cứ trong tình huống nào đi chăng nữa. Khi nhận biết được tất cả những sự khác biệt từ hai con người ấy để cho chúng ta hiểu rõ hơn Đức Phật đã rất sáng suốt mà dặn con người chúng ta về sự bình yên. Những người luôn chỉ dẫn chúng ta đang cố gắng tìm kiếm sự bình yên không có thực ở ngoài đời.
Và chỉ có cõi của Người mới giúp chúng ta có được sự bình yên ở trong tâm. Tuy nhiên thì muốn đạt đến được cõi ấy thì lại là một con đường rất dài. Cho nên, khi nhìn vào hai thái cực của cuộc sống, chúng ta mới thấy được rằng, hoàn cảnh ở hai người hoàn toàn không khác biệt đáng kể mà chính là ở suy nghĩ, cái tâm thiện của bản thân mình quyết định nên bản thân có được sự bình yên hay không. Vậy mới nói, bình yên đến từ trong tâm mà ra. Quả thật như thế, dù cho chúng ta biết rõ rằng bản thân mình đã mang nhiều lỗi lầm trong đời sống nhưng nếu biết cố gắng sám hối và hướng thiện, nghe theo phật Pháp thì tâm sẽ dần gợn sóng. Bởi trên thực tế, cái trần tục tạm thời nếu được gạt bỏ thì chúng ta nhất định sẽ tìm thấy được sự bình yên, không sớm thì muộn.