"Định luật vô thường" của Đức Phật: Thế giới này được khởi tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "giá trị sống" của con người: Đời người sống được bao năm, thật tâm mà sống chẳng phiền đến aiĐức Phật dạy về “nhận thức” của con người: Người trí tuệ có 3 điều dè chừng, 3 điều e sợLĩnh hội lời Đức Phật dạy: Trong các loại bố thí, bố thí pháp là vĩ đại nhấtĐức Phật là nhà triết học vĩ đại đầu tiên của nhân loại
Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Heralitus (khoảng 535 TCN – 475 TCN) được xem là ông tổ của phép biện chứng, nổi tiếng với câu nói: "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông" - thể hiện được thế giới quan về sự vật và hiện tượng vận động, biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng trước đó hơn một thế kỷ vào năm 624 TCN, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cách nhìn nhận về thế giới quan và nhân sinh quan đã chứng ngộ và tuyên bố một định luật vô thường.
Cụ thể, trong nhiều bài kinh nguyên thủy cổ xưa nhất còn tìm thấy cho đến hiện tại, người ta đều thấy Đức Phật chú trọng đến nhận thức vô thường và nhận diện vô thường để từ đó con người có thể làm chủ được khổ đau, đạt đến hạnh phúc chân thật vĩnh hằng bằng sự chuyển hóa nhận thức của chính bản thân mình.
Lời Đức Phật dạy về 4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn, ngụp lặn trong khổ não: Hy vọng không có bạn?
Theo đó, bốn kiểu người tự chuốc lấy muộn phiền theo lời Phật dạy dưới đây luôn tự rước lấy sự khổ đau vào người khiến cho cả tâm lẫn thân đều cảm thấy mệt mỏi, không lúc nào an yên thư thái. Cuộc sống vốn dĩ rất đơn giản nhưng họ lại luôn tự khiến cho mọi việc trở nên rắc rối.Giác ngộ lời Đức Phật dạy về cách "đối nhân xử thế": Im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi câu hỏi
Trong Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế hay những bài học về cách làm người. Chính vì thế, nếu như các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật thì nên đọc kỹ và suy ngẫm từ đó sẽ giúp cho tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan của cuộc sống. Dưới đây là lời của Đức Phật dạy về sự im lặng, giác ngộ được sẽ khiến bản thân tiến xa hơn trên mọi phương diện.Đức Phật dạy về "giá trị sống" của con người: Đời người sống được bao năm, thật tâm mà sống chẳng phiền đến ai
Cuộc đời dài hay ngắn, lâu hay chóng nhiều khi chỉ là cảm giác của con người. Cuộc đời kéo dài bao nhiêu năm, nhiều khi ngoảnh lại chỉ nhanh như một cái chớp mắt. Lại cũng có khi chỉ qua một đêm mất ngủ đã thấy nó "dài" tựa thiên thu.Khi nói đến thế giới và con người thì Đức Phật có nói rằng, thế giới này được trợ tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp thì pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong. Trong bài kinh Ngưu Phấn Dụ có đoạn: “Vào lúc xế chiều, vị Tỳ - kheo ấy từ chỗ ngồi yên tĩnh đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên và nói Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay ở chỗ nhàn tĩnh, con ngồi tư duy, suy nghĩ như vầy: ‘Có sắc nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn chăng? Có thọ, tưởng, hành, thức, nào thường trú, bất biến, chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn chăng".
Đức Phật bảo với Tỳ kheo rằng: "Không có một sắc nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn, không có thọ, tưởng, hành, thức, nào thường trú, bất biến, hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn”. Như thế, Đức Phật khẳng định không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức nào là thường trú, bất biến mà hoàn toàn chỉ có lạc, tồn tại vĩnh viễn. Qua quan điểm này của Đức Phật chúng ta thấy được chân lý vô thường không bị giới hạn bởi quan điểm tôn giáo và địa lý. Bởi đó chính là quy luật của vũ trụ. Khi chúng ta nhận diện được vô thường thì khi đó ta không còn bị ràng buộc bởi những khổ đau và phiền não nào.
Đức Phật và "định luật vô thường"
Định luật vô thường được Đức Phật chia làm bốn giai đoạn đó là thành, trụ, hoại, không hay sinh, trụ, dị, diệt. Theo đó, những quá trình biến đổi này diễn ra ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào bản chất của chúng. Ví dụ như có con vật sống được vài ngày nhưng cũng có những con vật sống đến vài chục năm, có cây cổ thụ sống vài trăm hoặc cả nghìn năm hay một hành tinh tồn tại đến hàng triệu năm. Đức Phật có dạy rằng, con người chính là tập hợp của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Nói khác đi thì đó là thân và tâm - nhìn nhận dưới góc độ triết học là vật chất và tinh thần còn dưới góc độ sinh học đó là sinh lý và tâm lý. Mỗi người trong chúng ta sẽ không tránh khỏi được quy luật vô thường, quy luật sinh - trụ - diệt giữa vũ trụ vô thủy vô chung. Thường thì vòng quay quy luật mỗi đời người sẽ tồn tại khoảng vài chục năm. Tuy nhiên trên thực tế thì khắc nghiệt hơn rất nhiều, dưới cái nhìn của bậc trí giả, bậc trí tuệ thì trông thấy con người và vạn vật biến đổi không ngừng.
Đạo Phật có dạy chúng ta rằng, con đường để đi đến giải thoát có rất nhiều phương pháp và tùy theo nhân duyên nghiệp báo của mỗi người. Con đường đó sẽ là tu tập, tu thân tích đức. Và trong kinh Trung Bộ, Đức Phật có dạy rằng: "Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc và nghiệp là điểm tựa". Ngài cũng dạy rằng, thân người khó được, Phật pháp khó nghe nên hãy tinh tấn tu hành, thoát khỏi sự khổ đau, luân hồi sinh tử, làm lợi lạc chúng sanh. Ngày nay, thân ta đã được và Phật pháp đã nghe, chỉ duy nhất phụ thuộc nơi mình là có chịu tu hành, sống cuộc đời thiện lương, lợi mình lợi người hay không mà thôi. Quan niệm của Phật giáo về con người rằng, vô thường sẽ chi phối theo nghiệp quả. Chính vì thế chúng ta hãy chấp nhận và dùng các khái niệm vô thường ấy để quán chiếu và để tụ tập làm cho cuộc sống vơi bớt đi những khổ đau, phiền lụy và tạo nhân lành cho những kiếp nối tiếp về sau.
Sự thật các pháp vô thường mà cho rằng thường hằng, không thay đổi thì đây chính là nguyên nhân của mọi khổ đau. Thực tế, sự vật và hiện tượng luôn thay đổi mà chúng ta tưởng là thường tại. Chúng ta muốn nó thay đổi như ví như muốn trẻ mãi không già và nhiều thứ ham muốn khác. Chính nhận thức và ước muốn sai lạc này đã làm phát sinh đau khổ. Ta đau khổ chẳng phải vì mọi chỗ, mọi vật vô thường biến đổi mà ta khổ não chính vì sự chủ quan tham đắm những thứ mình thích và khát ái ở lâu dài với mình. Hoàn cảnh của chúng ta sống cũng bị chi phối - hoàn cảnh ở đây được hiểu là cho tất cả mọi sự vật, hiện tượng từ sơn hà đại địa cho đến cành cây, ngọn cỏ xung quanh ta và nó đều là vô thường và biến đổi.
Trong Kinh A Hàm có nói rằng: "Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận và không ly dục, tâm không giải thoát thì không thể đoạn trừ được khổ não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sinh, già, bệnh, chết. Chính vì thế, Đức Phật khuyên các Tỳ - kheo phải luôn quán chiếu để có thể giác ngộ năm uẩn là vô thường. Đức Phật cũng khẳng định rằng "Ai đối với sắc mà yêu thích thì đối với khổ cũng yêu thích". Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy thích thì còn mong gì đến sự giải thoát. Thái độ vui thích trong khổ đau đó chính là vô minh - vô minh tức là không biết, không biết tức là vô minh. Giáo lý đạo Phật thâm hậu vi diệu và có công năng giúp cho con người giác ngộ và giải thoát được từng phần, là cứu cánh cuối cùng và là giải thoát hoàn toàn của sự khổ đau. Song, trên thực tế thì giáo lý Đạo Phật đòi hỏi con người phải có trí tuệ và giáo lý này không dung nạp cho sự vô minh. Bởi thế mà trong giáo lý có chỗ đưa ra nhận thức của con người vượt xa được cái tầm thường, nên con người khó có thể tiếp nhận, Chính vì điều này mà chúng ta cần phải thao thức trao đổi giáo lý để có thể nương tựa vào nhau trên lộ trình học và tu Phật.
Để an nhiên giữa cuộc sống vô thường cần có lối sống đẹp
Có người nói rằng cuộc đời là trầm luân bể khổ nhưng lại có người nói rằng đời là thiên đường của hạnh phúc. Vậy rốt cuộc thì đời vui hay là khổ, câu trả lời là đôi khi niềm vui hay nỗi khổ là do chúng ta cảm nhận. Ví dụ như hàng xóm thấy tội nghiệp cho người phụ nữ bị chồng ly hôn vì sinh ra người con thiểu năng. Nhưng bản thân của người phụ nữ lại cảm thấy mình thật sự may mắn khi dứt bỏ người đàn ông nhân cách chẳng ra gì. Người phụ nữ cho rằng: "Chị còn cảm thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại, con chị dù không nhanh nhẹn nhưng bù lại rất khỏe mạnh, hồn nhiên và chị cũng cảm ơn số phận đã ban cho mình đứa con này".
Cuộc sống sẽ vận động không ngừng nghỉ giống như chiều quay bất tận của chữ Vạn theo quan niệm của Phật giáo. Trên thực tế thì chẳng có niềm vui nào còn mãi và chẳng có khổ đau nào tồn tại được suốt đời nếu như con người chúng ta không ôm mãi đau khổ và sân hận ở trong lòng. Khi nhìn thấy được sự ngắn ngủi hữu hạn của đời sống theo lời của Phật giáo thì chúng ta có thể sống được cuộc sống ý nghĩa hơn. Lối sống đẹp chính là lối sống tích cực, biết đủ, biết sống an nhiên giữa dòng đời vô thường và cũng như đài sen vượt lên bùn lầy để tỏa hương. Cũng như biểu tượng cái bánh xe theo quan niệm của Phật giáo, dù cuộc sống bốn phương tám hướng đều trắc trở thì bánh xe vẫn quay. Đó chính là bản hoà ca của chư Phật ba đời mười phương, dạy cho con người nhìn rõ và sống đúng. Vì thế hãy an nhiên tìm kiếm và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.