Lĩnh hội lời Đức Phật dạy: Trong các loại bố thí, bố thí pháp là vĩ đại nhất
BÀI LIÊN QUAN
"4 thủ" giúp bạn "thu phục" nhân tâm: Lĩnh hội sẽ dễ làm nên việc lớn, người đời nể phụcTrí tuệ đời người: Lĩnh hội "9 không quá" để công danh vượng phát, thấu trọn an nhiên5 triết lý “nhân sinh” sâu sắc của Đức Phật: Lĩnh hội được sẽ giúp lòng an yên giữa bộn bề lo toanBố thí pháp chính là loại bố thí vĩ đại nhất
Đức Phật có dạy rằng, trong tất cả các loại bố thí thì bố thí pháp là vĩ đại hơn hết và công đức thù thắng hơn hết. Trong bố thí pháp lại được chia ra nhiều loại như thuyết pháp, nghị luận pháp, lời khai thị khuyến tu Chư tổ Đại đức, bài giảng giải kinh Phật,... và miễn đúng với lời Phật dạy thì có thể khiến có người khác tăng trưởng thiện tâm, tăng trưởng bồ đề tâm thì tất cả những cách bố thí pháp đó đều chính là công đức vô biên, vô lượng.
Tại sao lại gọi là vô biên, vô lượng? Ví dụ như có một người đem tiền in một quyển sách giảng nói về luật nhân - quả, ngay cả khi in xong thì chưa ai đọc được hết thì các thần linh trong siêu hình đã ghi vào sổ công đức của người đó rồi. Sau đó thì người đó sẽ đem cho nhiều người mượn đọc, trong số những người đọc đó có người sẽ thích, có người ghi nhớ nhưng cũng sẽ có người quên đi. Nhưng dù gì thì cái thiện cũng đã được gieo trồng trong tâm họ không nhiều thì ít. Như thế thì phước đức của người in sách sẽ được tăng lên rất nhiều.
Nhưng đó chưa hết, một khi hạt giống thiện đã được gieo vào tâm của người khác khi gặp cơ duyên thuận lợi thì chúng sẽ nảy mầm. Vậy, nảy mầm là như thế nào? Những người đó sẽ bắt đầu làm việc thiện như phóng sinh, xây chùa, người lại từ bỏ việc ác, người hiến máu, người phát bồ đề tâm nhất hướng trì danh niệm Phật cầu sanh Tây phương cực lạc thành Phật phổ độ chúng sinh. Và tùy theo căn cơ khác nhau, có người vài tháng thì hạt giống thiện đã nảy mầm và có người lại vài năm thậm chí là vài chục năm, vài kiếp mới bắt đầu làm việc thiện. Nhưng hễ đã từng tin nhận những giáo lý trong quyển sách về nhân quả đó thì thế nào cũng có ngày thiện tâm của họ lại được khai mở. Khi đó thì họ sẽ thực hành theo những điều đã đọc trong sách, không làm phước này thì làm phước khác, hết thảy những phước đó có được từ những việc thiện đó, người sẽ in sách cũng đều được hưởng phần trăm ở trong đó. Chỉ có như thế thì công đức của người in sách lại được tăng lên gấp bội.
Vẫn chưa hết, do những người kia làm nhiều việc phúc lành và có nhiều người khác lấy họ làm gương nên cũng nói theo làm những việc thiện khác, họ sống tốt, tử tế hơn và khi đó cái Thiện sẽ được phát tán rộng hơn,... những công đức ấy sẽ giúp người in sách hưởng được vài phần từ việc tích thiện. Và vấn đề lớn nhất ở đây chính là một khi hạt giống thiện đã được nảy mầm và tăng trưởng, trừ khi bị chặt mất còn không nó sẽ phát triển nhanh đến vô tận.
Thiện - Ác luôn tồn tại và Nhân - Quả thì không tránh khỏi
Những người đã đọc sách Nhân - Quả rồi sẽ tin rằng khi họ làm nhiều việc thiện rồi sẽ thành thói quen để rồi nhiều kiếm sau họ lại làm nhiều việc thiện khác. Và họ cũng chẳng biết khi nào sẽ dừng lại, có nghĩa là chẳng thể biết được khi nào phước đức của người in sách sẽ dừng lại. Tất cả những điều này đều bắt đầu từ một cuốn sách. Đó cũng chỉ là phân tích sơ qua công đức của một người ấn tống sách còn những việc bố thí pháp khác thì vẫn còn vô cùng vô tận vô vàn lần, đến mức chỉ đó Đức Phật mới thấy được hết khi dùng Phật nhãn. Ở thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin đã bùng nổ cũng sẽ kéo theo sự bùng nổ hoặc là tội ác hoặc đó lại là phước đức. Còn đối với internet, với facebook thì chỉ cần click chuột là một bài biết, một câu nói, một hình ảnh được gửi tới hàng ngàn, hàng vạn hay thậm chí là hàng triệu người. Như thế, internet nói chung và facebook nói riêng chính là công cụ khuếch đại vô cùng ghê gớm. Và khi mở facebook lên và bắt đầu gõ phím thì người ta sẽ đối diện với sự thiện lương hoặc là tội lỗi vô cùng khủng khiếp.
Tội lỗi khủng khiếp là khi có ai đó bôi nhọ một người khác, họ chửi bới và đăng những tấm hình tục tĩu. Bình thường, tội lỗi đó của họ chỉ là một nhưng khi nó được đăng lên facebook thì tội của họ được tăng lên trăm lần, triệu lần tùy vào lượt người xem, số like và share. Còn công đức vô lượng chính là khi có người nào đó đem những lời hay lẽ phải, đem lời vàng ngọc của bậc Thánh nhân, Phật pháp sâu xa gửi đến cho nhiều người biết. Thật không thể lường hết được công đức của người đó sẽ nhiều đến thế nào.
Bình thường nếu muốn ấn tống một cuốn sách thì chúng ta phải bỏ ra khá nhiều tiền của và công sức để in ấn. Sau đó thì lại vất vả tìm người để tặng nhưng khổ nỗi, số người thích đọc kinh, đọc sách ở nước ta lại khá ít và đa phần bây giờ người ta lại thích lên điện thoại hay máy tính để đọc thông tin. Nhưng với mạng xã hội thì mọi chuyện trở nên rất dễ dàng. Có thể thấy người đọc không phải tốn kém cũng chẳng mất nhiều công sức, chỉ cần đầu tư một ít thời gian tìm bài hay, sách hay. Chỉ thế thôi nhưng việc ấy rất hiệu quả, nó hiệu quả tương đương với việc ấn tống cả ngàn bản, vạn bản in giấy. Kết quả là hàng ngàn, hàng vạn người sẽ được tăng trưởng thiện tâm, tăng trưởng bồ đề phát tâm mỗi ngày. Hơn thế, vô số điều thiện sẽ được thực hiện, vô số niềm hạnh phúc sẽ được nở rộ ở trần gian này.
Có thể thấy được một điều rằng, ánh sáng của chân lý, của chánh pháp sẽ tràn ngập khắp nơi và sẽ xóa tan tăm tối trong tâm hồn của biết bao con người. Công đức đó thật là vô biên vô lượng và không thể đong đếm được.