5 triết lý “nhân sinh” sâu sắc của Đức Phật: Lĩnh hội được sẽ giúp lòng an yên giữa bộn bề lo toan
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân có câu: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”: Thói quen rung chân làm mất hết vận khí?Những bài học giữ gìn vận khí mà cổ nhân dạy tới giờ vẫn đúng: "Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ", "Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ"Cổ nhân dạy “Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”: Có cơ sở khoa học hẳn hoiNhững lời răn dạy của Đức Phật chỉ đường dẫn lối sẽ giúp chúng ta khơi thông những khuynh hướng tự hủy hoại này. Chỉ cần ghi nhớ những khái niệm đơn giản này, chúng ta sẽ có cho mình một bộ nguyên tắc hướng dẫn nhằm giải quyết vô số thách thức mà thế giới hỗn loạn áp đặt lên bản thân.
Học cách buông bỏ bản ngã
Chìa khóa để vượt qua được những khổ đau ám ảnh cuộc đời ta chính là từ bỏ được cái tôi. Tuy nhiên, đây lại là điều không dễ làm. Bản ngã luôn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, bởi đây là cách để chúng ta có thể tồn tại. Theo tâm lý học tiến hóa, bản năng và tư duy phát triển sẽ giúp cho con người hướng đến thế giới phức tạp này. Mục đích của bản ngã chính là để giúp chúng ta tồn tại và sinh sản.
Ngày này, nhiều cơ chế nhằm đảm bảo sự sống còn của con người cũng chính là gốc rễ của đau khổ. Theo đó, cái tôi khiến cho chúng ra luôn thèm muốn nhiều hơn nhưng cũng chính nó khiến ta chịu nhiều đau đớn. Chúng ta có niềm tin bất diệt vào danh tính cố định của bản thân - đây là nơi mà bản ngã đan xen với nhận thức "tôi là... " của mình. Nhằm thoát khỏi kiểu suy nghĩ này thì chúng ta cần nhận ra tâm trí mình đang ở trong dòng trạng thái thay đổi liên tục. Những người tu hành gọi đây là trạng thái vô thường.
Cuộc đời chính là một dòng chảy luôn thay đổi, bạn không giống mình của thời điểm vài năm trước và cũng chẳng sẽ giống mình trong tương lai. Lúc đó, mọi chuyện đều chẳng còn quan trọng nữa. Ví dụ như, thay vì tức tối tranh cãi với đồng nghiệp mỗi khi bất đồng quan điểm thì ta có thể gạt bỏ đi cái tôi cá nhân để bình tĩnh lắng nghe đối phương từ đó tránh xa được xung đột không đáng có.
Luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức
Thực tế, trong cuộc sống chúng ta thường phải đối mặt với các lựa chọn. Một bên sẽ đem lại lợi ích và một bên là điều đúng đắn - vậy, chúng ta sẽ chọn cái nào. Đa số mọi người sẽ lựa chọn cái đầu tiên. Tuy nhiên thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu như ai cũng làm được điều đúng đắn. Ví dụ như nếu thấy có người đánh rơi ví thì hãy nhặt nhặt lên và trả lại cho họ thay vì giữ làm riêng cho mình.
Đó chính là giới luật để làm nên những điều đúng đắn. Hơn thế, đó cũng chính là sống một cuộc đời trong sạch, không nói dối và không trộm cắp. Chính vì thế hãy tôn trọng mọi người, làm điều đúng đắn và giúp đỡ những người khác. Lúc đó, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản hơn rất nhiều lần.
Học cách lĩnh hội trí tuệ thâm sâu
Một thuật ngữ của nhà Phật được sử dụng nhiều đó là bát nhã - được dùng để chỉ trí tuệ sâu sắc hơn trí tuệ thông thường, nhận thức về cách thức vận hành thực sự của thế giới. Vì thế, trí tuệ được coi là một bàn đạp. Ở tầng đầu tiên ta sẽ lắng nghe, nghiên cứu, học hỏi. Tầng thứ hai sẽ là bắt đầu suy ngẫm về những điều mình đã tích lũy được. Cuối cùng sẽ là chúng ta sẽ được giác ngộ. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải chú trọng học tập để sau đó áp dụng được những gì mình học vào thực tiễn.
Tuy nhiên, trí tuệ thâm sâu cũng chẳng có ích gì nếu chúng ta không thực hành. Nên hiểu rằng việc theo đuổi những thứ một cách phù phiếm như danh tiếng cũng như số lượt thích trên mạng xã hội chính là nguồn cơn của sự đau khổ, từ đó ta sẽ biết bản thân cần làm gì để loại bỏ chúng.
Lúc còn trẻ, chúng ta thường không định hình được điều gì là quan trọng. Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần tìm kiếm một công việc tốt, được thăng chức rồi sẽ mua nhà, mua xe. Thế nhưng đó lại không phải là hạnh phúc mãi mãi. Bên cạnh đó, chúng ta nên áp dụng việc tập trung những thứ khác. Chính vì thế, hãy thoát khỏi guồng quay của ham muốn và dừng việc theo đuổi danh vọng hay khoe mẽ bản thân. Đồng thời hãy dùng thời gian đó để phát triển bản thân, gần gũi với thiên nhiên và cố gắng biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Lòng trắc ẩn chính là chìa khóa để có được một cuộc sống hạnh phúc
Theo các nhà tu hành, lòng trắc ẩn chính là chìa khóa để sống một cuộc đời hạnh phúc. Lòng trắc ẩn chính là sự thấu hiểu, cảm thông đối với nỗi khổ đau của người khác dù đó là ai. Và để làm được như vậy, cách tốt nhất chính là đặt mình vào vị trí của người khác. Hầu hết những xung đột ta vẫn thấy trên thế giới này đều là vì đa số dành cho mọi người không thể nỗi thống khổ thường ngày của nhau. Họ chỉ nhìn thấy được nỗi đau đớn của bản thân mình. Giáo lý nhà Phật thường có hai khái niệm chính về lòng tư bi đó là karuna và mettla. Karuna - giảm bớt nỗi đau cho người khác, Mettla - chủ động làm cho người khác hạnh phúc.
Đối với Karuna, chúng ta sẽ giúp người khác khi họ gục ngã còn với Mettla sẽ khiến cho cuộc đời bình yên của họ thêm phần hạnh phúc. Chính việc an ủi khi bạn bè gặp chuyện, mua một món quà bất ngờ cho bố mẹ,.... cũng khiến cho lòng ta thêm phần an yên.
Hoan hỷ với đời sẽ thấy lòng "nhẹ tênh"
Có nhiều khi, việc đơn giản như ngắm cơn mưa bất chợt đổ xuống cũng khiến cho chúng ta cảm thấy bình yên đến lạ lùng. Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống. Thông thường, con người thường sống vì những khoảnh khắc hạnh phúc bé nhỏ như thế. Chúng có thể giúp ta nhận mọi thứ dưới một góc độ khác, cho ta sự bình yên ở trong tâm hồn. Hoan hỷ được hiểu là niềm vui, hạnh phúc, hân hoan khi làm một việc gì đó hoặc khi cảm nhận được sự thành công của những người khác. Nó hoàn toàn khác với ghen tị. Vậy nên, thay vì ghen tỵ với thành công của người khác thì hãy cảm thấy hạnh phúc cho họ. Đây chẳng phải là điều dễ làm nhưng rất đáng để chúng ta thử.
Ajahn Chah - vị thiền sư nổi tiếng người Thái Lan từng nói rằng: "Người học mà không thực hành cũng giống như muôi múc canh. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được mùi vị của bát súp. Chính vì thế, nếu không thực hành thì dù có học đến chết bạn cũng chẳng biết tự do có mùi vị như thế nào".