Cổ nhân dạy “Có tiền chớ đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người”: Biết mà không làm, cả đời nghèo túng
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy: 3 đặc điểm của kẻ bán bạn cầu vinh, nên tuyệt giao sớm để tránh hậu họa về sauCổ nhân có câu: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”: Thói quen rung chân làm mất hết vận khí?Cổ nhân dạy “Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”: Có cơ sở khoa học hẳn hoiCó nhiều câu nói của người xưa đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Mỗi lời răn dạy của cổ nhân đều có nguyên nhân nhất định. Đó là những bài học quý báu dành cho con cháu đời sau. Nếu biết cách chiêm nghiệm và tham khảo, những lời dạy này còn có thể giúp mọi người tránh được nhiều tai họa không đáng có.
Thực tế, dù bạn có bao nhiêu tiền, thuộc tầng lớp nào đi chăng nữa cũng đều có những điều cấm kỵ phải tuân theo, bởi chỉ cần sai một ly là đi một dặm, dẫn tới nhiều hệ lụy đáng sợ. Dẫu giàu sang hay nghèo khó, hãy nhớ đến lời khuyên chân thành của người xưa, đó là “Có tiền chớ đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người”.
Vậy, cố nhân muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì thông qua câu nói này? Ngoài ra, 3 nơi và 2 người được nhắc đến ở đây cụ thể là như thế nào, vì sao chúng ta cần tránh xa?
Có tiền chớ đến 3 nơi
Như đã nói ở trên, tiền không phải là tất cả, nhưng tiền là yếu tố quan trọng để duy trì hạnh phúc và cuộc sống ổn định. Tiền liên quan đến mọi mặt sản xuất và đời sống con người. Không phải tự dưng mà nhiều người khi giàu có thường đánh mất bản thân. Họ tiêu xài phung phí, muốn thỏa sức tận hưởng những thứ mà trước đây họ chưa được hưởng.
Để tránh tình trạng này xảy ra, người xưa dạy rằng: “Có tiền chớ đến 3 nơi”.
Thứ nhất, nơi thị phi, ăn chơi trác táng
Khi có tiền trong tay sẽ không thể tránh khỏi việc giao du, xây dựng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, xã hội vốn có nhiều loại người, không phải ai cũng đối xử chân thành với chúng ta. Nhiều người tiếp cận bạn chỉ vì tiền bạc trong tay bạn, muốn lợi dụng bạn để mang tới lợi lộc cho họ.
Cám dỗ nơi thị phi, không phải ai cũng có đủ tỉnh táo, mạnh mẽ để đương đầu và vượt qua. Chỉ vì một phút nhất thời, nhiều người đã phải đánh đổi bằng cả gia sản, tan cửa nát nhà, vợ con ly tán, nợ nần chồng chất.
Những nơi thị phi, ăn chơi trác táng là nơi con người ta dễ đánh mất lý trí và bản thân mình nhất. Một khi đã mải mê đắm chìm và hưởng lạc, rất ít người có thể rút được chân ra. Từ xưa đến nay, việc này không hề hiếm gặp, vậy nên cổ nhân mới dạy chúng ta nên tránh xa những nơi này.
Thứ hai, sòng bạc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người ta nợ nần chồng chất, tán gia bại sản, tuy nhiên đánh bạc luôn được xếp ở top đầu. Từ xưa đến nay, số người giàu lui tới sòng bạc nhiều không kể xiết. Cờ bạc có thể gây nghiện, nhưng lại toàn dẫn tới những điều tiêu cực mà không có một chút lợi ích nào.
Một khi đã nghiện bài bạc thì việc từ bỏ là vô cùng khó khăn. Hầu hết mọi người đều tham lợi lộc, cho rằng chỉ cần một chút đầu tư là có thể kiếm được vô số tiền. Tâm lý chung của những người đam mê bài bạc đó là: Thắng ham ăn, thua ham gỡ. Cuối cùng, họ chẳng thể dứt ra được, mãi mãi đắm chìm trong cái vòng luẩn quẩn đó.
Không ít người hôm trước vẫn là tỷ phú, hôm sau đã thành kẻ trắng tay, nhà cửa đều mất. Từ xưa đến nay, không thiếu trường hợp vì đánh bạc mà gia đình đổ vỡ, vợ con ly tán.
Vì thế, khi giàu có đừng dại mà lui tới sòng bạc. Nếu chỉ mãi “ăn không ngồi rồi” hay mong muốn “ngồi mát mà ăn bát vàng” thì cuối cùng cũng chỉ hủy hoại bản thân và gia đình mà thôi.
Thứ ba, cố hương
Nhắc đến cố hương, ý ở đây không phải là thành công rồi không trở về quê cũ, mà là muốn nhấn mạnh tâm thái khi trở về của người đó. Dù công thành danh toại, mỗi người cũng nên mang tâm thái khiêm nhường, đừng khoa trương hay thể hiện bản thân thái quá.
Thứ nhất, người như thế này có thể vấp phải sự bàn tán, chê cười của người đời. Thứ hai, anh ta sẽ đối mặt với một vấn đề nan giải khác, đó là việc mượn tiền. Nhiều người sẽ tìm đến anh ta để vay mượn. Nếu cho vay, điều này có thể nuôi dưỡng thói quen xấu, không làm mà hưởng của người khác. Ngược lại nếu không cho, anh ta sẽ trở thành kẻ bạc tình bạc nghĩa, bị người khác ghen ghét, đặt điều, nói xấu sau lưng.
Vì thế, để tránh rắc rối cho bản thân, tốt nhất làm gì cũng phải lặng lẽ, khiêm tốn vẫn hơn.
Hết tiền không gần 2 người
Khi con người có tiền, trở nên giàu có, tự nhiên có nhiều người tiếp cận, nhờ cậy. Nhưng khi hết tiền, người ta lại tìm cách lánh mặt, sợ bạn tìm đến nhờ giúp. Có tiền, người khác đợi bạn nói; không tiền, người ta lại nói như té nước vào mặt bạn,
Có tiền, bạn làm điều gì cũng đúng; không tiền, việc gì bạn làm cũng bị người ta chê bai, ghét bỏ. Có tiền, bạn có thể cất cao tiếng nói, lớn tiếng bình luận, bàn về lý tưởng; không tiền, bạn nói gì cũng chỉ khiến người khác cười nhạo vào mặt mình.
Sống trên đời, mỗi người cần phải biết học cách nhìn người. Khi lâm vào cảnh nghèo khó, chúng ta mới có thể nhìn rõ được bộ mặt thật của người thân, bạn bè xung quanh. Lúc này, dù nghèo nhưng không được nhụt chí và phải tránh xa 2 loại người dưới đây.
Thứ nhất, người “bắt quàng làm họ”
Khi có tiền, xung quanh chúng ta sẽ xuất hiện nhiều người thân quen cũ, bạn bè cũ, người xưa lâu không gặp… Họ vốn chẳng gần gũi gì, họ hàng xa không qua lại với nhau hoặc những kẻ tiểu nhân xảo quyệt. Tuy nhiên, mục đích chung của họ đều là muốn lợi dụng và tìm kiếm lợi ích từ bạn.
Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, chuyện của người khác tốt nhất đừng xen vào. Đừng thấy ai làm thân cũng vội vàng chấp nhận, kết quả bạn chỉ tự tìm lấy phiền não, rắc rối mà thôi.
Nếu có tiền, đừng tự tin đắc ý, khoe khoang vô lối. Hãy sống khiêm tốn, đừng phô trương, để lộ tài sản của mình cho người ngoài thấy được. Cuộc sống vốn nhiều điều bất ngờ, tốt nhất nên đề phòng và cảnh giác.
Điều đáng nói, những “kẻ bắt quàng làm họ” thường rất giỏi ngụy trang. Bề ngoài ra vẻ đối xử tốt với bạn, đi đâu cũng nghĩ đến và quan tâm bạn, nhưng thực tế thì không. Họ chỉ làm điều đó khi bạn còn giá trị lợi dụng, khi bạn sa cơ thất thế, họ sẽ là những người đầu tiên bỏ mặc bạn. Chưa kể, họ còn sẵn sàng đâm chọc sau lưng bạn khi có cơ hội. Họ chiếm thành quả lao động vất vả của bạn cho vào túi riêng, sau đó trở mặt.
Khi gặp phải những người như vậy, cần phải cẩn thận, minh bạch về tiền bạc và công sức để không chịu thiệt thòi.
Thứ hai, kẻ đạo đức giả
Hầu hết những người đạo đức giả thường có nội tâm xấu tính. Họ luôn coi mình là đúng, thường xuyên coi thường người khác, đặc biệt là những người không bằng họ và những người không có tiền.
Những kẻ “ngụy quân tử” thường đối xử lạnh nhạt với người khác. Chỉ khi có mục đích, họ mới trưng ra bộ mặt tốt đẹp, thân thiện. Chưa kể, những người này thường đứng ở khía cạnh đạo đức để nói ra những lời “đâm thấu tim gan”. Không những không thông cảm, họ còn tranh thủ giẫm đạp, dìm người khác xuống để mình đứng lên vị trí cao hơn.
Kết luận: Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta nên tránh xa những kẻ xấu, lòng không trong sáng; chọn tiếp xúc nhiều hơn với những người tích cực, lạc quan, tươi sáng để đón nhận nguồn năng lượng tích cực. Từ đó, chúng ta sẽ học được nhiều điều quý giá trong cuộc sống, tự suy ngẫm và tìm cách thay đổi, cải thiện bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới ngày một trưởng thành và tiến xa hơn trong cuộc sống.
Có thể nói “Có tiền chớ đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người” là lời dạy chân thành được đúc kết từ những kinh nghiệm sống mà người xưa để lại. Lời dạy này giúp chúng ta sống hạnh phúc an yên, tránh xa được những thị phi không đáng có.
Giàu có là tốt, nhưng nghèo khó cũng đừng vội chán nản. Hãy coi cái nghèo là một thử thách trong cuộc sống; sau đó thản nhiên, dũng cảm đối mặt. Nhất định mỗi người sẽ tìm ra hướng đi cho mình. Trời không phụ lòng người, chỉ cần không từ bỏ, sẽ có ngày chúng ta nhận được đền đáp xứng đáng.