Trí tuệ đời người: Lĩnh hội "9 không quá" để công danh vượng phát, thấu trọn an nhiên
BÀI LIÊN QUAN
Trí tuệ đời người phản chiếu qua 12 chữ: Thắng ở hòa khí, bại ở tính khí, thành công ở đại khíĐúc kết trí tuệ kiếm tiền của người Do Thái: Đồng tiền đi trước là đồng tiền khônNhững bí mật kiếm tiền của tỷ phú Lý Gia Thành: Trước 30 tuổi dùng trí tuệ, sau 30 tuổi kiếm tiền bằng tiền!Trong đạo đức kinh có nói: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật biến hóa, cửu cửu bát thập nhất hậu hựu tái tuần hoàn quy nhất". Ý câu nói này muốn nói vạn vật biến hóa, chí chín tám mốt rồi lại quay về một. Cử là chín - tức là điểm cực thượng của đạo, nó đồng thời cũng là một bước ngoặt. Đời người cần hiểu được 9 đời này, tuyệt đối đừng để quá.
Điều 1: Đừng quá độ
Làm người là phải có chừng mực và có thái độ nhất định. Vậy, phàm là chuyện gì cũng phải có cái độ - tức là giới hạn, nguyên tắc khi làm tới một giới hạn nhất định nào đó thì phải biết mà dừng lại cho hợp lý. Có câu nói: "Công không cần dư, nghiệp không cầu mãn" - đời người cũng giống như chiếc bát đựng nước, nước đựng quá đầy thì sẽ bị đổ và đi dễ bị ngã. Chính vì thế, cảnh giới tốt nhất của đời người chẳng qua cũng chỉ gói gọn trong hai chữ là vừa đủ. Việc giữ lại cho bản thân một chút cơ hội, chút không gian để mà cúi đầu hay một đường lui thì đời người mới có thể thoải mái.
Điều 2: Đừng quá lao
Quá lao ở đây tức là lao động, làm việc quá độ. Ở thời đại hiện tại, người ta luôn ca ngợi hai chữ thành công mà quên đi mất có không biết bao nhiêu người kiệt sức vì hai chữ thành công này. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều rất bình thường, cơ thể bình thường và sinh mệnh bình thường. Bởi đời người chỉ sống một lần nên lựa chọn sống cuộc sống như thế nào cho phù hợp với bản thân thì đó mới là lựa chọn tuyệt vời nhất. Khi nói lời tạm biệt với cuộc sống qua lao lực thì sẽ trả lại cho bản thân bạn một cơ thể khỏe mạnh dài lâu.
Điều 3: Quá thiệt
Trong cuộc sống, ai ai cũng có một cái miệng, mở mồm, cái nói ra là lời, ngậm miệng cái giữ được sẽ là chữ tình. Học nói chỉ mất một năm nhưng học cách ngậm miệng lại có thể mất cả đời. Có những lời, không nhất thiết phải nói ra, có những lời nói ra rồi cũng chưa chắc đã có người nghe. Vậy nên, thay vì cứ ngồi đó nói liến thoắng cái miệng thì hãy hành động thực tế làm chút việc gì đó có ích hơn. Đừng bao giờ để miệng nhanh hơn não, người chịu thiệt sau cùng nhất định sẽ là bạn.
Điều 4: Quá mong
Điều này có nghĩa là quá nhiều khát khao và mong muốn. Bản chất của con người luôn không biết đâu cho đủ. Việc khát khao, mong muốn của con người cũng giống như cỏ dại, cắt không hết và dọn cũng chẳng sạch. Nhưng nếu bạn chỉ biết sống buông thả để cho cỏ dại mọc tự do thì sinh mệnh của cái cây lớn là bạn nhất định sẽ phải chịu tổn thương. Vì thế, phải học cách kịp thời cắt bỏ đi cỏ dại và bỏ đi những suy nghĩ, những ham muốn quá độ mà không cần thiết cho cuộc sống, ví dụ như việc tiêu dùng hoang phí. Vậy nên trước khi quyết định một việc gì đó hãy dùng lý trí để quyết định thay vì để cho cảm tính quá lấn át.
Điều 5: Quá trách
Điều này ám chỉ những người luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm. Phàm là người thì nhất định sẽ phạm sai lầm dù có là thánh nhân cũng chẳng thể tránh được điều này. Nếu biết sai rồi sửa thì đó mới thực sự là chân lý. Và khi một người phải đối mặt với những sai lầm mà không trốn tránh, dám nhận trách nhiệm, nhận sai đồng thời cũng tích cực đi thay đổi, khi đó họ đã thực sự trưởng thành và đang tiến gần đến với việc làm chủ được cuộc sống của mình.
Điều 6: Quá nhanh
Có thể thấy, xã hội hiện đại đang quá tập trung nhiều vào tốc độ. Ăn uống có đồ ăn nhanh và làm việc phải cho ra hiệu quả nhanh chóng, ngay cả giữa người với người cũng có thể quen biết với tốc độ chóng mặt chỉ thông qua mạng xã hội. Việc sống vội quá lâu như vậy sẽ khiến cho con người ta ngược lại sẽ rất nhanh cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Người ta thường nói: "Cơm phải ăn từ từ, công việc phải bình tĩnh làm, giao tiếp một khoảng thời gian nhất định rồi hãy quyết định có nên tin tưởng hơn hay không". Vì thế, hãy sống chậm lại, thong thả hơn một chút thì bạn sẽ phát hiện ra được mọi thứ sẽ rất khác.
Điều 7: Quá cầu
Sống trên đời là phải có mưu cầu, có mục tiêu và một mơ ước để hướng tới. Tuy nhiên mưu cầu cũng cần có giới hạn, không được quá chấp niệm với nó.
Nếu không có được vật chất thì hãy nỗ lực mà giành lấy nhưng tuyệt đối không được đánh đổi sức khỏe để có cho bằng được, không có được tình cảm thì hãy từ từ mài dũa, không quá lao đầu cũng như chăm chăm vào nó. Đời người chỉ có một lần, vừa sống nhưng vẫn phải biết trân trọng từng giây phút ở hiện tại, đừng để một thứ hay một người nào đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Điều 8: Quá lười
Một Nho gia có từng nói rằng: "Bách bệnh đều từ bệnh lười mà ra". Do đó, lười biếng chính là khởi đầu của thất bại. Có thể thấy, rất nhiều con người ở hiện đại đều mắc một chứng bệnh gọi là trì hoãn, trì hoãn cũng chính là một kiểu lười. Những người lười biếng, chỉ thích dậm chân tại chỗ sẽ khiến cho chúng ta bỏ lỡ đi rất nhiều chuyện cũng như các cơ hội quan trọng ở trong cuộc đời. Như vậy, muốn thay đổi bản thân thì trước tiên bạn phải biết cách nói "không" với việc trì hoãn, thay đổi thói quen lười biếng của mình, chuyện hôm qua chớ để đến ngày mai.
Điều 9: Quá tham lam
Nguồn gốc của mọi tội lỗi chính là quá tham lam. Có rất nhiều người chỉ vì tham lam quá độ, há miệng chờ sung mà phải đánh đổi bằng một cái giá vô cùng đắt đỏ.