Đức Phật răn dạy "Người tử tế và bao dung cuối cùng sẽ được phúc báo": Bạn đã đủ tử tế và bao dung?
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía lời Đức Phật dạy "Trưởng thành trong nghịch cảnh, tỉnh ngộ giữa bước đường cùng"Đức Phật dạy "Con người chịu đựng tủi nhục và bất công càng nhiều thì trả nợ cuộc đời mình càng nhanh": Tại sao lại nói vậy?Giác ngộ lời Đức Phật dạy "cầm bùn ném người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn": Bạn hiểu được mấy phần?Theo Phật giáo, những người lương thiện sẽ luôn mang bên mình nguồn năng lượng tích cực, khi thấy người gặp nạn thì họ sẽ không ngần ngại đứng lên để giúp đỡ. Người ta cứ bảo làm điều tốt cho người khác thì trước tiên bản thân phải có điều kiện thì mới làm được. Nhưng trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi cứ làm cho tốt những gì trong phạm vi phải làm thì bạn đang là người tử tế. Người tử tế chắc chắn sẽ mang đến lợi ích cho những người xung quanh mình mà không cần phải cố gắng đi tìm những việc tốt để làm.
Sống trên đời, việc bạn luôn đúng không quan trọng bằng việc bạn luôn sống tử tế. Có thể thấy được rằng, chúng ta bị mắc kẹt với mong muốn được công nhận là đúng và với mong đợi mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên thì mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian. Việc có thể tìm ra rằng chúng ta đúng hay sai là những gì thực sự rất tổn thương. Dù vậy, mong muốn được công nhận là đúng đắn không phải luôn bắt nguồn từ sự nhận thức chân chính, đáng chú ý là khi cái giá mà bạn phải trả cho nó đi kèm với sự thiếu tử tế, thiếu kiên nhẫn hay thậm chí là vô cảm.
Giác ngộ lời Đức Phật: Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn át bản thân, hãy học cách nắm bắt chính mình
Trong cuộc sống này, cách để có thể vượt qua được nỗi đau chính là hiểu được cảm xúc thực sự của bạn, đừng lúc nào cũng để cho cảm xúc tiêu cực lấn át. Hơn thế, tuyệt đối đừng sợ hãi, không cố gắng che đậy những cảm xúc thực tế.Đức Phật chỉ dạy "Cho người khác niềm vui chính là tặng cho mình nụ cười": Bạn đã làm được chưa?
Trong cuộc sống, để có thể mang lại hạnh phúc cho người khác thì bạn cần có một tấm lòng bao dung. Và để có thể mang lại hạnh phúc cho chính mình thì bạn cần có một trí tuệ minh mẫn. Những người có phúc thì sẽ có tất cả, cát tường như ý, vận khí cũng sẽ đủ đầy. Như thế cũng có nghĩa rằng người có phúc là những người luôn vui vẻ và an lạc.Những người tử tế họ sẽ chẳng lừa ai nên họ cũng không bị ai lừa, nếu như thứ gì của mình mất đi thì Trời sẽ mang nó về. Họ là những người tin vào thiện ác hữu báo và chỉ để tâm đến việc thiện, những gì bản thân phải chịu đựng ngày hôm nay họ sẽ được bù đắp ở trong tương lai.
Người xưa có câu: "Mưu sự tại Nhân - Hành sự tại Thiên" ám chỉ sang hèn thọ yểu vốn đã được an vào theo thiên mệnh. Hay câu nói "trên đầu ba thước có thần linh" - ám chỉ những việc làm của con người thần đều ghi chép lại, đạo trời có nhân có quả, một khi thấu hiểu được đạo lý này thì con người ắt sẽ sống trong hoan lạc yên vui. Sống thiện lương chính là khi thấm nhuần những điều đẹp nhất của sinh mệnh, dùng tâm để cảm nhận chúng ta có thể sẽ lĩnh hội được loại thiện lương khác nhau, làm ấm cho người nhưng cũng sẽ làm thơm cho bản thân mình. Hơn thế, người thiện lương sẽ luôn sống đúng mực, tôn trọng đạo nghĩa, tin luật nhân quả và thiện ác hữu báo, không ai có thể thoát khỏi được vòng quay thiên ý. Một khi người khác gặp khó khăn thì việc khoan dung với người cũng là dành cho bản thân một lối thoát.
Còn nếu như bạn muốn trở nên thú vị thì hãy sống lạc quan, nếu như bạn muốn được hài lòng thì hãy làm người khác hài lòng còn nếu như bạn muốn được giúp đỡ thì hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nên nhớ, đừng bao giờ khiến cho người khác không có đường lui. Sống trên đời, danh vọng hay của cải sẽ thay đổi nhưng lòng tốt thì không bao giờ mất. Bởi vì thiện lương cũng giống như xương sống của mỗi người đồng thời cũng là nguồn cội của vận may. Khi làm điều tốt thì chúng ta luôn sống cao đầu mà không hổ thẹn với trời đất, phúc khí cũng tự đến, cuộc sống vì thế mà an nhàn không có nhiều vướng bận âu lo.
Bên cạnh đó, khiêm nhường là việc nên làm. Chính vì thế hãy giữ khuôn mặt luôn hướng về ánh mặt trời và bóng tối sẽ ngã phía sau. Sống ở đời cũng không phải nhọc sức tranh giành hơn thua với người khác, bởi vì nhường nhịn không phải là yếu hèn hay thiện lương cũng không phải là dại dột. Một khi trọng tình nghĩa, đó không phải là mình quá câu nệ mà là vì muốn có được những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên những người bạn của mình, không nỡ từ bỏ đi tình bạn tốt đẹp cũng không nên che dấu tình cảm trong trái tim mình.
Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại”. Tạm dịch như sau: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới nâng cao lên.
Nhẫn chính là một cảnh giới mà khi đạt được chúng ta sẽ không ngừng buông bỏ. Cái nhẫn của Phật gia, cái nhẫn của Đạo gia bởi vì chân lý có thể buông xả hết thảy mọi thứ trên thế gian, thậm chí là xả thân vì đạo, tâm đại nhẫn tựa như kim cương hay vững như bàn thạch.
Tu dưỡng cũng chính là một phẩm chất, đạo đức, khí chất cũng như sự lĩnh hội đối với sinh mệnh của một người. Nó sẽ là một loại trình độ mà đòi hỏi con người cần phải rèn luyện, bồi dưỡng lâu dài mới có thể đạt được. Một con người có tu dưỡng hay không, không phải căn cứ vào địa vị, tiền bạc hay dung mạo mà đánh giá được. Ai trong chúng ta cũng thường nghe câu: "Thượng thiện nhược thủy”, ý nói thiện cao nhất là nước. Một người khi muốn giữ được bản thân giống như đặc tính cao đẹp của nước thì trước hết phải có sự chân thật.
Và bản tính chân thật chính là kho báu trời sinh của mỗi người. Một người khi có tính chân thật, tấm lòng chân thành thì khi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức “chí thân, chí hiếu, chí tình, chí thâm” - ám chỉ thân nhất, hiếu thảo nhất, yêu thương nhất và sâu sắc nhất. Còn khi đối đãi với bạn bè, họ sẽ không có tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư, hết lòng. Còn đối với người khác thì họ sẽ có thể khoan dung rộng lượng và không so đo thiệt hơn. Vậy nên, nếu như bạn muốn thành công trong thiên hạ thì phải chăm chỉ tu dưỡng, làm nhiều việc thiện, tích nhiều phước đức bởi tất cả phúc phận của con người là do quá trình tu dưỡng nhân phẩm mà nên.