Lời răn dạy của Đức Phật về việc "tích phúc đức" cho bản thân: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật chỉ dạy "lòng tốt" cần có giới hạn và nguyên tắc: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thùĐức Phật dạy về sức khỏe và bệnh tật: Tu dưỡng và thực hành Phật pháp chính là phương thức giữ sức khỏe tốt nhấtThấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiệnNhững lời không nên nói ra
Theo Trí thức trẻ, có câu chuyện rằng, một đại thần thuộc tầng lớp Bà La Môn của đất nước Magadha - đây là một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6 đã đến trúc lâm viện ở thành cổ Shravasti để thăm Đức Phật.
Vị đại thần này đã nói với Đức Phật rằng: "Phàm là những thứ tôi tận mắt nhìn thấy, tôi đều có thể miêu tả lại một cách chuẩn xác, phàm là những lời tôi nghe được, tôi hoàn toàn có thể trần thuật lại toàn bộ những gì đã nghe, phàm là thứ tôi cảm nhận được thì tôi đều có thể nói ra hết dựa theo những gì đã cảm nhận được, từ trước đến nay chưa bao giờ sai". Đức Phật không hoàn toàn đồng ý với những gì vị đại thần này nói, người khai vị đại thần như sau: "Ta không nói đại thần nên hay không nên nói hết tất cả những gì ông nghe thấy hay ông biết. Nếu như nói ra tất cả những gì chúng ta nhìn thấy hay những gì chúng ta biết mà khiến cho những điều bất thiện tăng lên và những điều thiện giảm đi thì ta sẽ không nói. Ngược lại, nếu như việc đó có thể làm cho những điều bất thiện giảm đi và những điều thiện tăng lên thì ta sẽ nói ra. Cũng tương tự, những điều nghe thấy hay những điều cảm nhận được cũng vậy".
Thấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiện
Một thời Thế Tôn trú tại Kosambi, vườn Ghosita rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và hỏi Bạch thế Tôn rằng "Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn?". Vậy có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn.Phật dạy “nhân sinh có thước, làm người có độ, vạn sự nên để tùy duyên”
Trong cuộc sống, làm nên người khoan dung độ lượng, đừng quá ham danh lợi dù gió mát hay mưa phùn đều là phong nhã và ý vị. Làm việc nên có chút thong dong sự điềm tĩnh, dù cho ngẩng đầu hay cúi đầu nên vui vẻ.Đức Phật dạy về sức khỏe và bệnh tật: Tu dưỡng và thực hành Phật pháp chính là phương thức giữ sức khỏe tốt nhất
Trong cuộc sống này, phàm là thứ mà người ta sẵn sàng có thì họ sẽ rất ít khi nghĩ đến. Và sức khỏe và hạnh phúc là một trong những thứ như vậy.Có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, liệu rằng bạn có phải là người thận trọng trong ngôn từ, hành động? Bởi có những lời, chỉ cần nói ra thì sẽ giúp cho con người chúng ta tích thêm được phúc đức, ngược lại thì sẽ khiến cho con người tạo ra khẩu nghiệp, mất đi phúc đức, thậm chí là có thể lập tức gây ra tai hại cho người nói. Chính vì thế mà người xưa mới có câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".
Trong cuộc sống, trước khi phát ngôn bất cứ điều gì thì đều cần phải suy nghĩ thật kỹ, thận trọng cân nhắc điều gì nên nói và điều gì không. Những câu nói không suy nghĩ sẽ có những lúc gây ra tác dụng ngược lại ngoài sức tưởng tượng, phá hỏng đi các mối quan hệ đồng thời làm tổn thương đến người khác, thậm chí là rước họa vào thân. Vậy nên, trong cuộc sống hàng ngày nếu như nói chuyện với nhau thì chúng ta hãy để cho cuộc trò chuyện trở nên có ý nghĩa và chất lượng, bớt đi những chuyện ngồi lê đôi mách chẳng mang lại điều gì tích cực.
Vô tranh giúp chúng ta ngăn chặn được những phiền muộn trong cuộc sống
Có câu chuyện rằng, một ngày nọ, đệ tử của Mục Kiền Liên và học tăng của A Nan đà nói chuyện với nhau, hai người đã thỏa thuận với nhau sẽ cùng đồng thanh tụng kinh Phật, xem ai tụng hay và tuyệt vời nhất. Các Tỳ kheo đã chứng kiến này rồi kể lại Đức Phật. Đức Phật đã gọi một vị Tỳ kheo khác đi mời hai người này đến giảng đường. Sau khi hai người tới trước mặt Đức Phật và cúi lạy Người thì Đức Phật mới nói: "Có phải hai người đang bàn nhau tụng kinh, so xem ai tụng hay hơn không?". Hai người này đã đồng thanh đáp: "Vâng, thưa Đức Phật". Đức Phật nói rằng: "Lẽ nào các ngươi chưa từng nghe ta răn dạy ư? Nếu như Tỳ Kheo có lòng hiếu thắng, có lòng ganh đua thì có khác gì những người ngoại đạo". Phật Pháp có thu phục, có giáo hóa khi mà các Tỳ Kheo thụ pháp, mọi hành động lời nói cần phải tương ứng với Kinh, Luật. Nếu không thì sẽ nổi lên lòng hiếu thắng, làm sao hóa độ được chúng sinh. Đức Phật cũng khai thị thêm: "Tụng nhiều kinh chưa chắc đã là tốt nhất, giống như đếm bò mà mình chẳng có con nào, đó thực sự không phải điều Tỳ-kheo nên học. Học đạo quan trọng nhất là chấp hành và thực hiện ý nghĩa của phật pháp mà mình đã học được".
Bởi thế mới nói, tụng hàng ngàn cuốn kinh nhưng không hiểu ý nghĩa nằm ở đâu, chẳng bằng nghe một câu mà có thể chấp hành đắc đạo, tụng hàng ngàn câu đạo lý nhưng chẳng thể thông suốt hay chẳng bằng thực hiện được lời nhắn nhủ trong một câu nói hay để từ đó có được sự giải thoát.
Thế mới nói, một đại trượng phu thực thụ, trí tuệ hơn người có thể đánh thắng trăm ngàn kẻ địch nông cạn. Nếu như muốn chiến thắng được bản thân thì nhất định phải tu luyện chính kiến của mình. Chính vì thế, các Tỳ -kheo, từ nay về sau đừng có hiếu thắng mà so vì, thi thố, tranh giành lẫn nhau. Nếu như còn hiếu thắng, ganh ghét nhau thì hãy dùng Phật Pháp để đoạn tuyệt những phiền não và những điều vẫn còn lăn tăn. Hai Tỳ kheo này sau khi được Đức Phật khai thị đã ngay lập tức đứng dậy khỏi chỗ ngồi, cúi đầu lên chân Đức Phật và xin được hối lỗi, phát nguyện: "Từ nay về sau quyết không phạm lỗi. Chỉ mong Đức Phật từ bi, chấp nhận sự hối lỗi". Đức Phật răn dạy: "Trong Phật pháp, Pháp tôn quý nhất chính là ăn năn hối cải. Ta chấp nhận sự hối lỗi của hai ngươi". Lúc này, Đức Phật cũng quay lại nói với các Tỳ kheo khác: "Việc lần này coi như một bài học để mọi người học tập, các ngươi nên nhớ kỹ trong lòng".
Vậy nên, vô tranh là đức tính tốt đẹp của người tu hành. Vô tranh khi tu hành có thể giúp cho chúng ta ngăn chặn được những muộn phiền do 3 yếu tố tham - sân - si gây ra. Trí tuệ vô tranh chấm dứt phiền muộn của con người, đó chính là bản lĩnh tu hành mà chỉ Đức Phật và A la hán mới có.