Giác ngộ lời Đức Phật dạy "hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh": Bạn đã thực sự hiếu thảo với cha mẹ của mình?
Chữ hiếu của Bao Công
Theo Phật giáo, Bao Công có tên là Bao Chửng, tự Hy Nhân là người Hợp Lỳ - Lô Châu. Cha của Bao Công là Bao Nghi làm Đại phu trong triều. Sau khi chết được truy phong làm Hình bộ Thị Lang. Ngay từ nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là người con hiếu thảo, tính tình đôn hậu và chính trực.
Vào năm Thiên Thánh thứ 5 đời Tống Nhân Tông (năm 1027), Bao Công đã đỗ Tiến sĩ ở tuổi 28. Đầu tiên ông đã được bổ nhiệm làm quan Bình Sự của Đại Lý Tự, sau đó là được bổ nhiệm làm tri huyện Kiến Xương. Khi đó cha mẹ của ông tuổi tác đã cao, không muốn ông đi xa nơi đất khách quê người. Không do dự Bao Công đã từ quan về nhà chăm sóc cha mẹ già của mình. Lòng hiếu thiện của ông đã được các văn võ bá quan triều đình khen ngợi.
Sau đó mấy năm thì cha mẹ của ông đã lần lượt qua đời. Hết thời gian mãn tang nhưng ông vẫn ở nhà thờ cúng cha mẹ. Sau này được bà con làng xóm một mực khuyên nhủ nên ông mới quyết định quay trở lại con đường quan lộ của mình.
Lòng đại hiếu của bậc thánh nhân Thuấn
Được biết, vua Thuấn khi còn nhỏ, cha của ông vừa mù vừa điếc lại vô cùng nóng tính. Mẹ ông mất sớm nên cha ông lấy vợ kế sinh được em trai kế là Tượng. Mẹ kế là một người nhỏ nhen và ích kỷ, thường nói xấu Thuấn với cha nên ông thường bị cha đánh mắng.
Tuy vậy, Thuấn là một người con đại hiếu, vẫn rất ân cần hiếu thuận với cha mẹ, nhường nhịn em. Dù vậy, mẹ kế sợ rằng Thuấn sẽ được kế thừa một nửa gia nghiệp nên đã nghĩ kế hãm hại Thuấn hết lần này đến lần khác. Các bạn hãy xem ngay thời gian diễn ra ngày của mẹ để có thể chuẩn bị tốt nhất nhé.
Lớn lên trong cảnh bị mắng chửi và đánh đập của cha, ghen ghét của mẹ kế và em trai kế nhưng Thuấn chẳng có chút tâm oán hận họ và cũng chẳng để tâm đến lời nói hành vi độc ác của họ đối với mình. Đến năm Thuấn 20 tuổi, danh tiếng hiếu thuận của ông đã vươn xa khắp cõi. Theo đó, ông đã được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu. Vua Nghiêu cảm kích trước lòng hiếu thuận của Thuấn nên đã gả con gái cho. Chính đức hạnh hiếu thuận của Thuấn cuối cùng cũng đã khiến cho mẹ kế và em trai cảm động, cả nhà hòa hợp vui vẻ. Sau này, Thuấn đã được vua Nghiêu nhường ngôi trị vì thiên hạ và trở thành một Thánh đế nổi tiếng trong lịch sử, gây dựng thái bình thịnh trị đời Nghiêu - Thuấn.
Khổng Tử từng giảng dạy như sau: "Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng, để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”. Có nghĩa là những người dân thường, khi làm việc cần phải hợp với lẽ trời. Con người luôn phải giữ cho mình trọn bổn phận, không được sinh lòng tham và làm những việc ngoài phận sự. Hay nói cách khác chính là an phận thủ thường, không trộm cắp hay làm những việc phạm pháp. Theo đó, con người cần phải cần kiệm giữ nếp nhà, hiếu kính và phụng dưỡng cha mẹ - đây chính là chữ Hiếu của bậc thường dân. Nghĩa là, bậc thường dân coi việc an lạc của bản thân, gia đình và việc phụng dưỡng cha mẹ làm đạo hiếu.
Chữ hiếu của những bậc quân tử
Có thể thấy, chữ hiếu của những người quân tử chính là đại hiếu. Khổng Tử có từng nói "Giáo hóa của bậc quân tử là chữ Hiếu, không phải đến từng nhà hàng ngày nói về Hiếu. Giáo hóa bằng chữ Hiếu, do đó kính trọng các bậc cha mẹ trong thiên hạ. Giáo hóa bằng chữ Đễ, do đó cung kính các bậc huynh trưởng trong thiên hạ. Giáo hóa bằng chữ Thần, do đó tôn kính các bậc quân vương trong thiên hạ”. Nghĩa là đạo hiếu của những người quân tử tuân theo không phải chỉ giới hạn trong những người nhà của mình. Mà đó chính là trái tim người quân tử ôm trọn thiên hạ, nhân từ bác ái và coi tất cả mọi người trong thiên hạ như cha mẹ và chị em của mình. Kiểu hiếu thuận này có thể khiến cho con người trở nên nhân từ và bác ái hơn chứ không phải là sự ích kỷ và hẹp hòi. Vậy nên, chữ Hiếu của người quân tử chính là đại hiếu. Đừng bỏ lỡ thời gian diễn ra ngày của cha theo từng năm để chuẩn bị những việc làm có hiếu dành cho những người cha một cách tốt nhất nhé.
Chữ hiếu của bậc thiên tử
Đối với chữ hiếu của bậc thiên tử, Khổng Tử có dạy rằng: "Người yêu thương cha mẹ, sẽ không ác với người khác. Người kính trọng cha mẹ, sẽ không khinh nhờn người khác. Yêu thương kính trọng là ở việc hết lòng phụng sự cha mẹ, mà việc giáo hóa đạo đức được thực thi cho bách tính, làm khuôn mẫu cho bốn biển. Đó là cái hiếu của bậc thiên tử vậy”.
Đức Phật cũng có giảng dạy rằng "Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh, Tâm hiếu là tâm Phật - hạnh hiếu là hạnh Phật". Vậy nên, dù là con trai hay con gái, con dâu thì hiếu thảo vẫn là cái nết tốt đứng đầu. Từ xưa đến nay, hiếu thảo được xem là đạo lý làm người và là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Vậy nên, người con phụng dưỡng cha mẹ bằng đời sống chơn chánh, hành động, việc làm, nghề nghiệp chơn chánh, đời sống tinh thần không phóng dật, nỗ lực làm lành lánh dữ, tu tập các thiện pháp và đoạn trừ các ác pháp sau khi mạng chung sẽ được sinh lên cõi trời Tự Quang Thiện, là nơi an lạc, thù thắng và chúng sinh ở cõi đó có dung mạo hết sức xinh đẹp, phước báo ở cõi đó loài người chẳng thể nào sánh kịp.