meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Tay không bắt giặc”, nhiều nhà đầu tư bất động sản đuối sức, phải cầm cố từ vòng vàng đến ô tô để trả nợ

Thứ hai, 08/05/2023-16:05
Để gồng lãi ngân hàng, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã cầm cố nhiều tài sản trong nhà. Không ít người đang lâm vào tình cảnh cạn kiệt tài sản vì không thể bán được bất động sản.

Theo Nhịp sống thị trường, nhiều nhà đầu tư đã không còn tiền mặt để trả nợ khi nợ lãi ngân hàng từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng hàng tháng. Nhiều người trong số họ buộc phải rao bán tài sản trong nhà để gồng gánh bất động sản.

Anh M, tại TP HCM đến nay vẫn chưa thể bán được 3 bất động sản của mình dù đã giảm giá thu dòng tiền. Đó là 2 nền đất nông nghiệp ở Đồng Nai và 1 căn nhà phố trong khu đô thị tại quận 9. Thu nhập giảm sút, trong khi lại không có tiền mặt để gánh khoản lãi gốc hơn 50 triệu đồng mỗi tháng, anh M buộc phải rao bán tài sản để tiếp tục chờ thanh khoản.

Anh M chia sẻ rằng anh khá lo ngại về tài sản không có thanh khoản. Anh có mức thu nhập tốt cùng với các bất động sản mua vào bán ra đơn giản ở giai đoạn trước, do đó nợ ngân hàng thì cũng không đáng lo. Thế nhưng, đến nay thị trường trầm lắng không thể bán được hàng nên anh đã phải vay chạy chỗ này chỗ kia để trả nợ trong lúc chờ bán tài sản.


Nhà đầu tư bất động sản rơi vào tình cảnh cạn kiệt tài sản vì phải gồng lãi khoản vay
Nhà đầu tư bất động sản rơi vào tình cảnh cạn kiệt tài sản vì phải gồng lãi khoản vay

Anh M cũng đã phải cầm cố chiếc xe ô tô của mình để vay nóng 200 triệu đồng nhằm xoay sở khoản nợ. Hiện anh đang nhờ thêm nhiều môi giới cũng như hạ giá sản phẩm để cố bán được hàng.

Anh V, một môi giới kiêm nhà đầu tư đất nền tại khu Đông TP HCM cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh buộc phải rao bán chiếc xe máy SH mua vào năm 2020 để gồng lãi.

Hiện anh đã sở hữu nền đất giá gần 3 tỉ đồng tại quận 9 cũ, là sản phẩm lướt sóng không thành công. Anh V đã vay ngân hàng để xuống tiền cho lô đất vì không thể thoát hàng vào giữa năm 2022. Khi đó, dường như anh đã dồn hết toàn bộ tài sản cá nhân, cùng với vay mượn thêm để ôm đất. Nền đất hiện tại hạ giá so với đất mua khoảng 300 triệu đồng. Làm việc trong nghề, anh có chào bán sản phẩm nhưng cũng không hề đơn giản. Anh V cho biết anh sẽ không đủ tài chính để trả ngân hàng và trả nợ vay người thân nếu giảm giá quá sâu. Do vậy, anh đã quyết định bán tài sản cá nhân để chờ đợi thêm.

Theo ghi nhận, không ít nhà đầu tư đã lao đao khi chủ đầu tư dừng hỗ trợ lãi suất ưu đãi đối với bất động sản hình thành trong tương lai. Chưa kể tới việc chi phí trả nợ của nhà đầu tư trong 1 năm gần đây trở thành gánh nặng khi lãi suất ngân hàng tăng. Nhiều người đã bán vòng vàng hoặc vay mượn người thân để trả nợ ngân hàng.

Không ít trường hợp nhà đầu tư bán tháo, cắt lỗ nhằm giải vây gánh nặng ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tài sản nào giảm giá cũng có người mua. Nhiều trường hợp nhà đầu bán lỗ không ai mua nên để ngân hàng siết tài sản, số khác cũng đang đuối sức ngày càng nhiều trên thị trường.

Thực tế cho thấy tình trạng nhà đầu tư mắc cạn trên đống tài sản đã từng xảy ra trước đó, tại nhiều khu vực, nhất là ở các khu vực vốn là điểm nóng bất động sản. Nhiều người vay ngân hàng để ôm bất động sản và họ đã bị đẩy vào thế khó.

Theo một số chuyên gia trong ngành, đó là hệ quả tất yếu của nạn đầu tư tràn lan, sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức khi thị trường bùng nổ. Trong đầu tư bất động sản, tính bền vững không có. Không ít người đã “tay không bắt giặc” thắng được vài lần nhưng rồi dần đuối sức vì tiềm lực tài chính không có. Hiện tại, không ít nhà đầu tư phải sống khổ sở và chạy ăn từng bữa dù trong tay có nhiều tài sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước