"Nỗi đau" nghề môi giới (bài 6): Rớt nước mắt với "Nhật ký của sale"
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản tháng "cô hồn": Môi giới xin nghỉ việc tạm thời, nhà đầu tư "ủ rũ" vì thị trường chậm nhịpVén màn những định kiến của nghề môi giới bảo hiểm: Hoa hồng mỗi hợp đồng cao, khách hàng luôn sẵn tâm lý bị "lừa""Nỗi đau" nghề môi giới (bài 5): Môi giới chán nản, không muốn mở cửa văn phòng
Nhiều môi giới bất động sản đang thực sự chán nản trước tình cảnh thị trường đìu hiu và khách mua đang vô cùng lưỡng lự."Nỗi đau" nghề môi giới (bài 1): Cuộc gọi xem đất lúc 3 giờ sáng
Bỏ ra hàng chục triệu đồng để chạy quảng cáo, nhằm tìm kiếm khách hàng, trông chờ vào vận may sau đó nhưng đôi khi kết quả chỉ là con số không tròn trĩnh; Những cuộc điện thoại gọi đi xem đất lúc tảng sáng, những thị phi, cám dỗ...đó là những chia sẻ rất thật của các môi giới bất động sản về nghề của mình.Nỗi đau nghề môi giới (bài 4): Mỗi ngày gọi 100 cuộc điện thoại tìm kiếm khách hàng
Ngày mới vào nghề, anh thường xuyên phải đi bộ 5-10km/ngày để phát tờ rơi, mỗi ngày gọi hơn 100 số điện thoại để tìm khách hàng cho mình. Đó là chia sẻ của anh Đặng Quang Vinh, hiện là Trưởng phòng kinh doanh của sàn giao dịch bất động sản Tâm Real."Nỗi đau" nghề môi giới (bài 3): 12h trưa, nắng 40 độ và nắm tờ rơi trên tay
12 giờ trưa, giữa cái nắng nóng hơn 40 độ, ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại thông báo nhiệt độ ngoài đường cảm nhận lên đến 50 độ, một nhóm 4 môi giới bất động sản vẫn đang miệt mài phát tờ rơi tại Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông. Dù dưới cái nắng cháy da cháy thịt, họ vẫn mặc đồng phục, sơ vin, không mũ không ô để tư vấn cho khách hàng."Nỗi đau" nghề môi giới (bài 2): "Xinh như em đi làm làm gì, để anh nuôi"
"Xinh như em đi làm làm gì, để anh nuôi", "Em bán một căn được bao nhiêu tiền? Đi với anh, em còn được nhiều hơn thế...", đó là 2 trong số vô vàn những câu mời gọi mà bất kỳ nữ môi giới nào cũng gặp phải, nhất là những nữ môi giới có ngoại hình xin xắn.Những dòng nhật ký cay xè
Dù hiện tại có mức thu nhập “khủng” nhưng ít ai biết khoảng thời gian mới vào nghề La Duyên đã trải qua rất nhiều khó khăn, gần 1 năm đi làm không có giao dịch đồng nghĩa với việc gần 1 năm không có thu nhập.
“Gần như những năm đầu làm nghề, mình đã phải cùng lúc làm thêm nhiều công việc để có tiền trai trải cuộc sống và duy trì đam mê với nghề môi giới bất động sản. May mắn đã mỉm cười khi mình luôn giữ vững quyết tâm có được giao dịch và kiếm được tiền…”, Duyên trải lòng.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thảo cho biết đằng sau ánh hào quang hoa hồng khủng, người môi giới bất động sản có những mất mát ít ai thấy được. Đó là những áp lực kinh hoàng khi không bán được hàng đồng nghĩa thu nhập bằng không. Đó là những ngày mở bán dự án, phải làm việc suốt tuần không nghỉ, công việc kéo dài từ sáng đến chập tối, gần như không còn thời gian chăm sóc gia đình. “Nếu chồng con mà không thông cảm, rất khó để theo nghề này”, chị Thảo tâm sự.
Giám đốc kinh doanh Newstarland, chị Nguyễn Thị Hường cũng từng chia sẻ với nhân viên công ty về kỷ niệm phát tờ rơi tại các dự án: “Khoảng 5 - 6 năm về trước, khi thị trường bất động sản chưa “nở rộ” như hiện tại, khách hàng trực tiếp đến xem dự án rất nhiều, có thể là vô tình đi qua thấy hứng thú, hoặc chủ đích đến tìm hiểu dự án. Lúc bấy giờ, chị phải đứng trực ở dự án dưới thời tiết nắng nôi mùa hè, ngày nào cũng đứng phát tờ rơi từ sáng sớm đến khi hết khách tham quan, để nắm bắt được mọi cơ hội có thể chốt bán.\
Thời chị vào nghề, đâu phải như các bạn ở nhà máy lạnh chạy quảng cáo tìm kiếm khách, toàn phải phi xe đi xa tít tắp, phát tờ rơi cháy da cháy thịt mới được như ngày hôm nay.”
Trên một hội nhóm - nơi tâm sự của các môi giới bất động sản, có rất nhiều câu chuyện về những tháng ngày khó khăn được chia sẻ và tổng hợp lại, mọi người gọi đó là “Nhật ký của một nhân viên Sales bất động sản”:
“Ngày...tháng… năm …
Thế là tuần này không có khách đến sự kiện, mất 300 nghìn tiền phạt, không chốt được hợp đồng, mất thêm 500 nghìn. Tổng thiệt hại trong tuần là 800 nghìn đồng.
Ngày...tháng… năm …
Chạy quảng cáo hết 8tr mà không có khách nào quan tâm, gọi điện giới thiệu dự án bị khách mắng gay gắt. Tuần này lại mất thêm 800 nghìn.
Ngày...tháng… năm …
Đi phát tờ rơi bị dính mưa, ướt như chuột. Tối về bị cảm hắt xì liên tục. Mẹ gọi điện mà không dám nói.
Ngày...tháng… năm …
Sau 1 năm thì lại đổi chỗ làm mới, hy vọng chỗ này tốt hơn và từ nay sẽ ổn định hơn.
Ngày...tháng… năm …
Tháng này có khách do anh của bạn giới thiệu. Khách mua cho 2 căn hộ nhưng lại đòi chia 50/50 hoa hồng, trích cho bạn 50/50. Hết, chỉ không bị phạt.
Ngày...tháng… năm …
Hôm nay đi taxi đưa khách đến sự kiện, móc hết trong túi mới đủ tiền trả taxi.
Ngày...tháng… năm …
Mới giữa tháng mà trong túi còn đúng 500 nghìn. Mệt mỏi quá rồi. Đã 2,5 tháng không có giao dịch. Sếp mắng như mắng thằng vô dụng ăn bám. Sắp bị lên đường. Lần đầu tiên khóc ở Sài Gòn.
Ngày...tháng… năm …
Cái xe máy cầm đc 8 triệu, đủ chạy quảng cáo 1 đợt, hy vọng có hợp đồng…”
Nhiều người luôn cho rằng môi giới bất động sản là nghề dễ làm dễ kiếm, suốt ngày được ăn ngon mặc đẹp. Thế nhưng, thực chất đó chỉ là hình ảnh khi môi giới đi gặp gỡ khách hàng, còn những lúc họ phải chường mặt ra đường, dãi nắng dầm mưa thì không mấy ai nhìn thấy. Là một nghề cũng phải chịu nhiều áp lực không kém các nghề khác, nhiều môi giới cho biết thu nhập thực tế của họ không nhiều như mọi người vẫn nghĩ.
Mặc dù hoa hồng của bất động sản khá cao, có thể tính bằng tiền chục, tiền trăm triệu, nhưng tỷ lệ cạnh tranh ở nghề này rất khốc liệt. Để bán được 1 sản phẩm, môi giới phải chật vật tìm kiếm khách hàng, chỉ cần có người quan tâm, họ sẵn sàng "phi xe vạn dặm" để mời khách hàng đi cafe nhằm tư vấn về sản phẩm. Tuy nhiên, chặng đường từ tư vấn đến bước cuối chốt sản phẩm còn rất dài. Thậm chí, có những lúc môi giới gặp tới 20 khách hàng nhưng vẫn không có ai chốt cọc, nhiều người còn phải theo đuổi khách hàng đến vài năm mới ký được hợp đồng.
Thị trường cạnh tranh khốc liệt, môi giới càng khó bán sản phẩm, trong khi trước đó, chính môi giới phải chi rất nhiều tiền để thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá cho sản phẩm trên mạng Internet. Rất lâu mới có được khách thì cũng rất lâu mới nhận được đủ hoa hồng, vì hoa hồng sẽ được chi trả nhỏ giọt theo tiến độ thanh toán của khách mua nhà.
Có hay không câu chuyện “Làm một ngày ăn cả năm”?
Theo La Duyên, thực ra đây là quan điểm sai lầm khi mọi người vẫn còn đang nhầm lẫn giữa khái niệm “cò đất” và môi giới bất động sản chuyên nghiệp.
“Mình từng chứng kiến những cò đất bán một căn ăn một năm bằng cách: Họ biết một người muốn bán căn nhà trị giá 5 tỷ, họ đem căn nhà đó đi rao bán cho người khác với giá 7 tỷ và ăn chênh lệch lên đến 2 tỷ đồng.
Những người đó thực chất không có hiểu biết về thị tường và tính chất của bất động sản họ đang rao bán, thậm chí không dành thời gian để tìm hiểu giấy tờ pháp lý có đầy đủ hay không. Khi giao dịch thành công, họ sẽ không còn liên quan gì đến người mua và bán nữa, vì họ đã xong công việc trung gian rồi.
Nhưng một người môi giới bất động sản chuyên nghiệp sẽ có trách nhiệm tìm hiểu rõ ràng về sản phẩm, lắng nghe và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn của khách hàng. Sau khi hoàn thành giao dịch, môi giới vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng khách suốt quá trình thực hiện thủ tục giấy tờ, đảm bảo tính pháp lý của dự án”, Duyên phân tích.
Thực tế, “cò đất” không phải là nghề nghiệp được pháp luật công nhận, là những cá nhân hành nghề tự phát , không qua đào tạo, họ sẵn sàng sử dụng mọi mánh khóe để đạt được lợi nhuận. Nhiều người dân đã bị lừa mua bất động sản có vị trí xấu, mua với giá bị “thổi” cao, bị “ôm cọc” bỏ trốn chỉ vì tin lời cò đất. Trong khi đó, môi giới bất động sản là nghề nghiệp được pháp luật công nhận.
Theo TS.Nguyễn Văn Đính, tại Việt Nam, vai trò của môi giới bất động sản vẫn chưa được nhìn nhận một cách chính xác.
“Chỉ coi họ là người có thông tin, là người giới thiệu và chỉ trỏ. Hiếm khách hàng nào có khái niệm môi giới bất động sản là đại diện ủy thác của họ, để thực hiện các tác nghiệp tìm kiếm sản phẩm phù hợp, định giá, đánh giá pháp lý, kiểm tra chất lượng, thương thảo giá cả và hoàn tất mọi giấy tờ thủ tục theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho mình", ông Đính đánh giá.
Ánh hào quang hoa hồng khủng ai cũng biết
Chị La Duyên, Giám đốc kinh doanh International Quality Investment gia nhập nghề môi giới bất động sản từ khi còn là sinh viên năm ba, những trải nghiệm trong nghề môi giới đã giúp chị trưởng thành hơn rất nhiều so với tuổi. Chị kể, do ít mối quan hệ xã hội và không có nhiều tiền vốn để chạy quảng cáo nên 1 - 2 năm đầu mới vào nghề, trung bình 3 tháng Duyên mới bán được một bất động sản trị giá khoảng 3 - 4 tỷ, tiền hoa hồng chia ra thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 15 - 25 triệu đồng. Thời gian sau đó, nhờ nguồn khách hàng ổn định hơn, kinh nghiệm cũng gia tăng, La Duyên đã chốt được nhiều giao dịch lớn với tần suất thường xuyên. Thu nhập hiện nay của Duyên khoảng 80 -150 triệu đồng/tháng.
Gia nhập thị trường từ năm 2014, chị Nguyễn Thị Thảo (sinh năm 1983) đã có năm đạt tổng thu nhập lên tới 4 tỷ đồng nhờ phân khúc biệt thự hạng sang, khi “chốt” được 4 căn trị giá 23 - 28 tỷ đồng/căn.
Anh Giang, môi giới bất động sản 6 năm trong nghề chia sẻ: “Tháng có thu nhập cao nhất anh chốt được 6 giao dịch, giao dịch lớn nhất rơi vào căn đất biệt thự ở An Viên, khoảng 12 tỷ, tổng cũng được 400 triệu hoa hồng, sau khi chiết khấu về công ty thì cầm về 200 triệu.”
Theo khảo sát từ một chuyên trang tìm kiếm việc làm, tại Việt Nam, bất động sản đang là 1 trong 3 ngành nghề được trả lương cao nhất, mức lương trung bình khoảng 15,4 triệu đồng, cao nhất lên tới 70 triệu đồng/tháng. Không dừng lại ở đó, khảo sát khác cho thấy tổng thu nhập của nhóm môi giới bất động sản làm việc cho các chủ đầu tư lớn hoặc những công ty niêm yết luôn đạt trên 30 triệu đồng mỗi tháng. Thậm chí, lúc cao điểm, nhiều nhân viên có thể kiếm số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng hoặc tỷ đồng mỗi tháng.