meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Nỗi đau" nghề môi giới (bài 5): Môi giới chán nản, không muốn mở cửa văn phòng

Chủ nhật, 21/08/2022-19:08
Nhiều môi giới bất động sản đang thực sự chán nản trước tình cảnh thị trường đìu hiu và khách mua đang vô cùng lưỡng lự.
LTS: Bươn trải phát tờ rơi trong cái nắng 40 độ C; bỏ hàng chục triệu tiền túi cho các chi phí chạy ads google; facebook… nhưng vẫn không thể tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số. Đó là thực tế phũ phàng môi giới bất động sản phải đối mặt, khi vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống lạc hậu trong thời đại công nghệ. “Nỗi đau nghề môi giới” hay cũng chính là nhu cầu bức thiết phải “chuyển đổi số”, áp dụng phương tiện, ứng dụng quản lý hiện đại cho các nhân sự từng ngày, từng giờ gắn cuộc mưu sinh với sản phẩm bất động sản. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả!

Nhiều tháng không chốt được khách

Anh Công Lê (32 tuổi, Hà Nội) đang là nhân viên môi giới tại một dự án ở Hưng Yên. Mặc dù giáp ranh với Hà Nội thế nhưng quãng đường để anh di chuyển từ nhà tới dự án cũng rơi vào khoảng hơn 20 km. Theo anh Công cho hay, kể từ sau khi dự án có đợt mở bán rầm rộ, các môi giới, các sàn tranh nhau quỹ căn đẹp, khách hàng cũng vô cùng rầm rộ ngay thời điểm đấy thì từ lúc đó tới nay, thị trường đang chững lại. Dự án này do công ty anh đứng ra phân phối thế nhưng khách hàng vô cùng đìu hiu.

“Kể từ lúc mở bán tới nay, thực tế khách hàng hỏi mua căn hộ tại đây rất nhỏ giọt. Có khi phải 2 – 3 hôm, chúng tôi mới tiếp được 1 vị khách quan tâm tới dự án thế nhưng họ chỉ là muốn tìm hiểu về dự án chứ khả năng “chốt” dường như không có. Thế nhưng do tính chất công việc, tôi vẫn phải cố gắng bám trụ thế nhưng để có thể làm được nghề này, tôi cũng tiêu tốn khá nhiều chi phí từ điện thoại, chạy quảng cáo cho tới xăng xe di chuyển. Thật ra mấy tháng vừa rồi không có thu nhập, tôi đã phải rút tiền tiết kiệm ra để chi tiêu cũng như phục vụ công việc”, anh Công tâm sự.




Nhiều văn phòng môi giới đóng cửa
Nhiều văn phòng môi giới đóng cửa

Môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hồng. Phần lương cứng hỗ trợ của công ty chỉ là một phần nào đó, mặt bằng chung chỉ khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng, có những nơi cao hơn sẽ tầm khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng với mức lương cứng đó, rất khó có ai có thể sống nổi ở thành phố.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến thị trường bất động sản trầm lắng, anh Công thẳng thắn đưa ra nhận định, mặc dù bản thân chỉ mới bước vào nghề này tầm 5 năm thế nhưng thực tế anh thấy rõ giá bất động sản thời gian vừa qua nhất là thời điểm sau dịch Covid-19 đang bị đẩy lên rất cao. Đơn cử ở thị trường Hà Nội, giá bất động sản đang “đạt đỉnh” và thực sự chưa có dấu hiệu hạ xuống. Không những thế, ở thị trường Hà Nội hiện tại đang không có quá nhiều dự án mới nên không có nhiều lựa chọn.

“Như dự án chúng tôi đang phân phối đều có giá trên 3 tỷ đồng/căn hộ. Và một mức giá như thế này không phải ai cũng có thể tiếp cận được, hơn nữa vị trí ở đây với tôi cũng không phải là quá thuận lợi để có thể di chuyển tới nội thành Hà Nội để làm việc. Nhiều người lựa chọn mua để đầu tư thế nhưng mức giá bị đẩy lên cao, phần hỗ trợ từ ngân hàng cũng hạn chế sẽ tác động tới thanh khoản”, anh Công chia sẻ.




Thị trường nhà đất thời gian qua vô cùng đìu hiu
Thị trường nhà đất thời gian qua vô cùng đìu hiu

Cũng giống như anh Công, anh Ngọc Anh hiện đang là chủ của một sàn bất động sản nhỏ tại Bắc Ninh thời gian này cũng đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Công ty của anh có 6 nhân sự, thời điểm mới thành lập anh làm mạnh mảng cho thuê thế nhưng sau khi nhận thấy thị trường mua bán phát triển mạnh, anh kết hợp cùng 1 người bạn nữa mở lên một sàn bất động sản. Cả hai thuê mặt bằng tại gần một khu công nghiệp để tư vấn, môi giới cũng như “kí gửi” nhà đất.

“Thời điểm cao nhất, chúng tôi phải tiếp tới tầm 20 lượt khách tới xin tư vấn mỗi ngày. Với con số đó, chúng tôi có thể chốt được 2 – 3 khách là chuyện thường xuyên xảy ra. Thế nhưng tầm 4 tháng trở lại đây, thị trường đìu hiu, khách ghé qua văn phòng vắng hẳn. Có lúc tôi còn không muốn mở cửa văn phòng vì biết rằng dù có tới cũng chỉ “ngồi không” mà thôi. Không chỉ tôi mà nhiều các đồng nghiệp khác cũng lâm vào tình trạng khó khăn này. Thị trường trầm lắng là thời điểm chúng tôi lo sợ nhất vì dường như tính thanh khoản trở về là con số 0”, tâm sự của anh Ngọc Anh.

Thị trường ảm đạm hết mức

Nếu dạo quanh một vòng những địa điểm hot thời gian vừa qua ở Hà Nội hay các vùng lân cận như Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang…, khung cảnh “vắng khách” đìu hiu là chuyện rất dễ nhận ra. Nếu như thời điểm cách đây tầm 3 – 4 tháng trước, khách khứa đi oto hay các môi giới đứng “kín” ở những khu vực phân lô dự án để mua bán thì thời điểm này, hàng quán xung quanh các khu vực này cũng vô cùng đìu hiu. Các quán nước ngày trước luôn chật kín người ngồi thì nay cũng lâm vào cảnh “ế khách”.

Nguyên nhân cho giai đoạn trầm lắng, “ế khách” này được cho là việc thị trường đang ở thời điểm cần “điều chỉnh” để hồi phục. Chính vì thế 3 tháng vừa qua, thị trường nhà đất lộ rõ sự “hạ nhiệt”, không còn nhộn nhịp như trước kia nữa, các giao dịch trầm lắng hơn. Trước đó, phía Savills đã đưa ra nhận định rằng, việc áp lực tăng giá liên quan tới nhiều vấn đề kèm theo đó là tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi tín dung đang bị siết chặt hơn chính là một trong những nguyên nhân khiến thi trường bất động sản chậm lại hơn so với thời gian trước.




Tính thanh khoản đang mở mức thấp
Tính thanh khoản đang mở mức thấp

Theo nhiều chuyên gia nhận định, Nghị quyết 18 vừa qua cũng đã ít nhiều tác động tới thị trường. Tâm lí nhà đầu tư cũng sẽ thay đổi, họ sẽ thận trọng hơn trong việc xuống tiền mà không còn “đổ xô” theo thị trường như trước kia nữa. Và việc có nhiều người đã giảm lợi nhuận để nhanh chóng “bán” đã xảy ra và việc này là điều hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường hiện nay. Nếu như phân tích rõ thị trường có thể thấy rõ mặc dù giá nhà tăng cao thế nhưng tính thanh khoản lại đi ngược lại. Khi giá nhà đất tăng quá cao thì việc thanh khoản có thể sẽ về ngưỡng “bằng 0” vì lúc này, khả năng mua của đại đa số sẽ hạn chế.

Nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy về tài chính để đầu tư bất động sản và từ đó, những tài sản có tính thanh khoản thấp sẽ lại trở thành “gánh nặng” lớn dành cho họ, ít nhiều điều này trở thành áp lực của hệ thống ngân hàng. Chính vì thế, đối với các nhà đầu tư, trước khi quyết định xuống tiền cần tìm hiểu kĩ để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước