Nhân lực cho chuyển đổi số thiếu hụt cả về “lượng và chất”
BÀI LIÊN QUAN
Sau 5 tháng giảm liên tiếp, ngành logistics tăng trưởng trở lạiNhững khía cạnh “vàng” giúp hệ sinh thái startup công nghệ ĐNA ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tếNgười làm BĐS thời công nghệ: “Lúng túng” để hoà nhậpViệt Nam đang thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng thời coi đó là bước ngoặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trong các chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam, đó cũng là một nhiệm vụ được đặt ở mức ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế và chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian qua. Mục tiêu mà chính phủ đề ra năm 2025 là kinh tế số sẽ chiếm 25% GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong từng ngành và lĩnh vực, tỷ trọng kinh tế số sẽ đạt ít nhất là 10%. Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông qua chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội 2025 vào cuối tháng 3 vừa qua.
Cùng với sự hưởng ứng của các cấp ngành, những chủ trương, quyết sách đúng đắn, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở khu vực ASEAN.
Nhiều doanh nghiệp gỗ chưa thể thực hiện chuyển đổi số
Có 20% trong số 50 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất và kinh doanh chế biến gỗ tại Việt Nam tham gia khảo sát cho biết vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số. Có 4,2% doanh nghiệp đã chuyển đổi số toàn bộ quy trình hoạt động và hơn 56% doanh nghiệp mới thực hiện chuyển đổi một phần.Chuyển đổi số doanh nghiệp bất động sản: Tư duy người đứng đầu là mấu chốt
Ông Nguyễn Công Chính cho rằng chuyển đổi số trong tư duy của người lãnh đạo doanh nghiệp là quan trọng nhất. Người đứng đầu phải hiểu rất rõ về chuyển đổi số và tình hình nội tại của doanh nghiệp để xác đinh một chiến lược chuyển đỏi số dài hạn, phù hợp với doanh nghiệp của mình.Công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp bất động sản: Biến áp lực thành động lực phát triển
Chuyển đổi số không còn là nhu cầu, sự lựa chọn muốn hay không mà là yếu tố bắt buộc để giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng vượt qua những khó khăn trong bối cảnh hiện nay.Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) đã cùng phối hợp và công bố báo cáo “e-Conomy SEA 2021”. Theo đó, nền kinh tế số của Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ USD giá trị, góp hơn 5% GDP của cả nước, cao hơn gấp 7 lần năm 2015. Dự kiến, con số sẽ đạt mức 57 tỷ USD vào năm 2025, xếp thứ 2 trong khu vực ASEAN với tốc độ tăng trưởng đạt 29%/năm.
Cũng theo báo cáo này, ước tính thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng 32% trong vòng 5 năm, đạt 39 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi We Are Social, có khoảng 78,7% người dùng internet đã tiến hành mua hàng trực tuyến vào năm ngoái.
Cùng với đó, nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin vẫn tiếp tục tăng mạnh. Đó là do tác động từ mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine, nên đơn đặt hàng cũng như hợp đồng liên quan đến IT được chuyển về Việt Nam nhiều hơn. Sau đại dịch, các doanh nghiệp cũng đang cảm thấy khá tích cực về việc kinh doanh hồi phục.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó, nguồn nhân lực là cốt lõi, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao còn thiếu hụt, bao gồm nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là các công ty thường giao cho đội ngũ IT khi nhắc đến chuyển đổi số. Thế nhưng, rõ ràng, các chuyên viên IT không phải người làm dữ liệu và họ chỉ là đối tác để giúp các chuyên gia tìm kiếm và thu thập dữ liệu. Một người cần có kiến thức sâu rộng mới có thể xử lý và hiểu về dữ liệu đó.
“Nhiều lãnh đạo đã hiểu sai khi cho rằng chuyển đổi số là mua phần mềm về và chạy là hoàn thành. Đây thực sự là sai lầm nghiêm trọng. Chuyển đổi số thực chất nói về việc thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự, mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với những thay đổi của thị trường”, theo nhận định của ông Albert Antoine, chuyên gia cố vấn ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, đồng sáng lập Avaiga.
Hồi tháng 8, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã công bố một số liệu khác là tỷ lệ nhân lực IT của Việt Nam trên tổng số lao động ước tính đạt 1% trong tổng 51 triệu lao động. Xét về mặt kỹ năng, Việt Nam chưa sẵn sàng nâng số lượng, mà chỉ chuẩn bị kỹ năng dùng IT đã được ban hành từ năm 2014.
Phó tổng giám đốc FPT Digital Lê Hùng Cường cho biết: “Chỉ 40% doanh nghiệp cho biết rằng họ có đủ kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông để khai thác và duy trì đầy đủ các hệ thống công nghệ số. Toàn ngành dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động đến năm 2023”.
Trong tình trạng nguồn nhân lực như hiện tại, cần thường xuyên khuyến khích tăng cường kỹ năng số cho người lao động ở mọi ngành và lĩnh vực, qua đó họ có thể làm chủ được ứng dụng số hỗ trợ sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần đưa ra những chương trình thu hút và khuyến khích các sáng kiến về kỹ thuật, qua đó, phát huy tính tự chủ và sáng tạo của người dân.
Bên cạnh đó, cũng cần có tư duy mở để đón nhận nhân tài từ nước ngoài trong giai đoạn mở cửa và hội nhập, nhất là các kiều bào trên khắp thế giới trở về phục vụ phát triển kinh tế quốc gia. Rất nhiều kiều bào Việt Nam hiện nay đã thành danh tại nước ngoài và họ sẵn sàng trở về nước nếu có được cơ chế đãi ngộ phù hợp. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để lượng lớn du học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước và làm việc.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra mục tiêu đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số ở các ngành, lĩnh vực và địa bàn để trở thành lực lượng cốt lõi trong công cuộc chuyển đổi số trên toàn quốc, qua đó đáp ứng nguồn nhân lực công nghệ số trong tương lai, thuộc đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025”.
Ngoài ra, 100% các trường đại học cũng phải hoàn tất mô hình tổ chức, quản trị, hoạt động, chuẩn hóa dữ liệu cũng như kho học liệu số mở. Các trường cần được đầu tư trang bị nền tảng công nghệ, trang bị học/ thực hành và sẵn sàng đào tạo nhân lực phục vụ trong mảng chuyển đổi số.
Theo đó, Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực số cả về số lượng lẫn kỹ năng cơ bản nhằm có thể làm chủ chương trình chuyển đổi số hoàn toàn. Mặt khác, kinh tế số cũng đòi hỏi phải có nhân lực số tương thích nhằm thực hiện, tổ chức, với những giải pháp mang tính đồng bộ.
Mọi thứ đều nhằm mục đích phục vụ cho người dân ngày càng có cuộc sống ấm no hạnh phúc và đất nước trở nên hùng cường và thịnh vượng hơn.