Chuyển đổi số doanh nghiệp bất động sản: Tư duy người đứng đầu là mấu chốt
BÀI LIÊN QUAN
TS Nguyễn Văn Đính: Bất động sản thanh khoản chậm, muốn hiệu quả buộc phải chuyển đổi sốHội nghị Xúc tiến chuyển đổi số cho thị trường bất động sản Việt NamCông cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp bất động sản: Biến áp lực thành động lực phát triểnỨng dụng công nghệ vào bất động sản là xu hướng tất yếu. Áp dụng công nghệ có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng diện mạo ngành kinh doanh bất động sản từ cách thức hoạt động, năng suất, chất lượng, hiệu quả, doanh thu… cho đến trải nghiệm của khách hàng. Tuy vậy, việc chuyển đổi số trong ngành bất động sản không hề đơn giản.
Để làm rõ hơn cơ hội, thách thức trong việc chuyển đổi số ngành bất động sản, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Chính, Giám đốc Công nghệ - Trưởng Ban Chuyển đổi số Công ty cổ phần Dịch vụ & Địa ốc Đất Xanh xoay quanh vấn đề này.
Thưa ông, chuyển đổi số mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp bất động sản?
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ công tác quản trị đến thúc đẩy kinh doanh. Trong đó, theo tôi, quản trị doanh nghiệp phải đi trước.
Ví dụ áp dụng chuyển đổi số trong quản lý nhân viên thì chuyện điểm danh, chấm công, quản lý nhân viên trực ở các điểm bán hàng…hiện nay doanh nghiệp đều có thể thực hiện được ở phần mềm.
Hoặc đối với việc quản lý dữ liệu khách hàng thì việc chuyển đổi số cũng có ý nghĩa quan trọng. Theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, dữ liệu về khách hàng ngày càng nhiều. Trong đó có rất nhiều khách hàng quay lại mua lại lần thứ 2, lần 3. Theo thống kê của chúng tôi thì cho thấy có đến 80% khách hàng quay lại giao dịch lần thứ 2 trở đi.
Khi đó, các dữ liệu của khách hàng phải được lưu trữ, sắp xếp lại để từ đó tìm ra được nhu cầu sắp tới của khách hàng là gì, giảm bớt thời gian cho sale khai thác. Như vậy, không chỉ nắm bắt nhu cầu hiện tại của khách hàng mà việc áp dụng công nghệ có thể giúp doanh nghiệp dự đoán được nhu cầu sắp tới của khách hàng.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ vào công việc sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp có được số liệu báo cáo cụ thể về từng vấn đề, ví dụ như số liệu đặt chỗ, số liệu bán hàng… Điều này giúp lãnh đạo kịp thời ra quyết định phục vụ cho việc kinh doanh.
Ví dụ khi có dữ liệu đầy đủ về việc đặt chỗ chẳng hạn, nhà quản lý có thể thay đổi giá mở bán của bất động sản, từ đó tăng doanh số bán hàng lên.
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng phát huy được khả năng làm việc nhóm của các nhân sự trong doanh nghiệp. Một khách hàng có đa dạng nhu cầu, đôi khi một môi giới chỉ bán một phân khúc sản phẩm này nhưng khách hàng lại có nhu cầu về sản phẩm khác. Khi đó, nhờ số hóa, môi giới hoàn toàn có thể tìm kiếm trong kho sản phẩm của mình những phân khúc sản phẩm khác phù hợp với khách hàng hơn. Qua đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tiến tới giao dịch.
Và chuyển đổi số cũng có nhiều ý nghĩa trong việc quảng bá thương hiệu, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp? Thưa ông?
Đúng vậy! Hiện nay 90% dân số Việt Nam trưởng thành đều sở hữu smarphone, tỷ lệ người dân tiếp cận internet rất cao và ngày càng gia tăng. Điều này kéo theo việc quảng bá và nhận diện thương hiệu trên interner rất phổ biến. Do đó, việc quảng bá thương hiệu trên nền tảng số có vai trò rất quan trọng. Đồng thời, cũng nhờ các nền tảng số, các nhân viên của doanh nghiệp cũng góp phần lan tỏa thương hiệu trên các nền tảng khác nhau như Facebook, Tiktok, Youtube.., từ đó có thêm tương tác, thêm khách hàng.
Tuy vậy, việc chuyển đổi số vốn không dễ dàng, với doanh nghiệp bất động sản thì còn khó khăn hơn nữa và tốc độ chuyển đổi số trong ngành này chưa được như kỳ vọng. Theo ông, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp bất động sản gặp những khó khăn, thách thức nào?
Công cuộc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp thực sự rất vất vả. Chúng tôi bắt đầu công tác chuyển đổi số từ năm 2017, khi đó ban chuyển đổi số của chúng tôi nói đùa và cũng là nói thật với nhau rằng thế giới 4.0 nhưng mình đang 0.4.
Khi đó, ở Đất Xanh Miền Bắc, bảng hàng vẫn dùng Excel, mà đến thời điểm này có lẽ vẫn nhiều chủ đầu tư còn dùng Excel để quản lý bảng hàng. Thời điểm đó chúng tôi ngồi với nhau và xác định đây là vấn đề khó khăn và lâu dài. Đến hiện tại đã là 5 năm trôi qua nhưng đánh giá lại thì có lẽ mới đi được khoảng 1/3 quãng đường.
Do đặc thù của ngành môi giới, ngành bất động sản có những đặc trưng nhất định, đó là khách hàng không thích thanh toán qua ngân hàng. Những người mua nhà hầu như đều “ôm” tiền mặt tới và phần lớn đều thanh toán tiền mặt.
Một nguyên nhân khác là giá trị giao dịch bất động sản khá lớn nên phí thanh toán online rất cao, Đất Xanh Miền Bắc đã làm việc với một vài đối tác thanh toán thì phí giao dịch thấp nhất là 0,6% trên giao dịch.
Như vậy nếu khách hàng nộp khoảng 3 tỉ thôi thì phí đã rất cao. Vì vậy muốn đưa công nghệ vào để khép lại giao dịch một cách nhanh chóng thì gặp trở ngại. Do đó, gần như việc thanh toán online trong bất động sản là không khả thi.
Về chính sách, năm 2018 có các chuyên gia ở Đại học Bách khoa sang, có dự án đưa lên Blockchain, nhưng sau một thời gian đưa vào thử nghiệm thì tồn tại rất nhiều bất cập. Có lẽ phải đứng ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý sổ hồng cấp cho chủ sở hữu mới có đủ cơ sở triển khai giải pháp số hóa trong công tác quản lý tài sản. Doanh nghiệp không thể làm được điều này. Đó mới là cơ sở để hợp đồng số có thể triển khai được.
Ngoài ra, nhân sự môi giới bất động sản gần đây có sự vào - ra rất thường xuyên, đặc biệt trong thời gian COVID-19 diễn ra, ngành bất động sản đón nhận nhiều nhân sự từ ngành khác sang làm môi giới. Do trái nghề nên hầu hết sau 1 - 2 tháng thử việc không bán được hàng thì họ phải nghỉ. Thậm chí chúng tôi đào tạo nhân sự sử dụng phần mềm chưa xong thì họ đã nghỉ, nhân viên mới vào lại phải đào tạo lại từ đầu.
Hoặc thậm chí có tình trạng vài tháng một nhân viên môi giới có có được một giao dịch. Khi đào tạo sử dụng phần mềm thì họ nhớ nhưng sau vài tháng mới có giao dịch họ lại quên hết kiến thức đã được đào tạo. Đây cũng là nguyên nhân khá đặc trưng trong chuyển đổi số của giao dịch bất động sản.
Theo ông, để đẩy mạnh chuyển đổi số, cần có những yếu tố nào?
Trước khi chờ Chính phủ cứu thì mình phải tự cứu mình. Chúng tôi phân tích tình hình hiện tại và tìm ra giải pháp để phù hợp. Để chuyển đổi số thành công, tôi cho rằng không có khuôn mẫu nào cả. Chuyển đổi số chỉ thành công khi có chiến lược phát triển phù hợp với tình hình hiện tại doanh nghiệp.
Tôi nghĩ thứ nhất là sự phù hợp của công nghệ. Lựa chọn được một sản phẩm phù hợp cho một khâu nào đấy, nghiệp vụ nào đấy cho một quy trình nào đó là rất khó khăn.
Có thể sản phẩm rất tốt theo đánh giá chuyên môn về mặt công nghệ nhưng phù hợp được đến đâu và khả năng triển khai, áp dụng được vào doanh nghiệp thật sự hiệu quả hay không thì đòi hỏi cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá bài bản và mất nhiều thời gian. Không thể có chuyện doanh nghiệp của tôi giống doanh nghiệp của anh và bê nguyên công thức đó sang được.
Đồng thời, sản phẩm rời rạc phải được kết nối, liên thông với nhau thì hiện tại, ở Đất Xanh, chúng tôi cũng dùng rất nhiều công cụ khác nhau và rất mong muốn chúng được liên thông với nhau. Tôi nghĩ điều này chỉ có thể thực hiện được nếu thông qua một hệ sinh thái như Meeyland đang phát triển.
Tôi ghi nhận sự cố gắng của Meeyland trong lĩnh vực này và tôi đánh giá Meeyland làm được rất nhiều. Hệ sinh thái bất động sản rất đa dạng. Mỗi khâu của bất động sản lại cần một giải pháp công nghệ kèm theo và có thể không sản phẩm nào giống sản phầm nào. Meeyland làm một hệ sinh thái bất động sản để phục vụ cho rất nhiều khâu trong ngành bất động sản là một điều rất đáng ghi nhận. Vừa rồi, khi Meeyland giới thiệu về app CRM thì tôi cũng đã tải về thử và đăng ký và sẽ sử dụng, trải nghiệm trong thời gian tới.
Yếu tố người đứng đầu có tầm quan trọng thế nào đối với công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp, thưa ông?
Người đứng đầu doanh nghiệp cần phải hiểu rất rõ chuyển đổi số là gì và hiểu rõ tình hình nội tại của doanh nghiệp, từ quy trình, nguồn lực, tài nguyên… để xác đinh một chiến lược dài hạn, phù hợp với doanh nghiệp của mình thì mới thành công được.
Tôi cho rằng, chuyển đổi số trong tư duy của người lãnh đạo là quan trọng, tư duy để hiểu được khó khăn, thách thức, cơ hội của thị trường và đồng hành cùng với cả quá trình thực hiện chuyển đổi số, bởi đây là quá trình dài. Thực tế không phải cứ ai nói “tôi chuyển đổi số là đã chuyển đổi số trong tư duy được đâu”.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!