meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ ngành sản xuất Việt Nam sẽ suy giảm trong dài hạn

Thứ năm, 08/06/2023-10:06
Chỉ số PMI của ASEAN đã có 20 tháng liên tiếp đạt trên 50 điểm, trong khi chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm 2021. KBSV cho biết ngành sản xuất của Việt Nam dường như đang chậm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực về khả năng bắt kịp sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, báo cáo mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho thấy những số liệu tiêu cực là tín hiệu chỉ ra rằng ngành sản xuất Việt Nam có thể sẽ bước vào giai đoạn sụt giảm kéo dài.

Chỉ số PMI tiếp tục sụt giảm xuống mức 45,3 điểm so với 46,7 điểm của tháng trước đó, cho thấy đó là lần suy giảm thứ 3 liên tiếp của các điều kiện kinh doanh và cũng là lần giảm mạnh nhất tính từ tháng 9 năm 2021.

Vì gặp khó trong việc thu hút đơn đặt hàng mới và nhu cầu suy yếu nên sản lượng ngành sản xuất giảm mạnh ở tháng thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, tổng số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh nhất trong 20 tháng.


Ảnh: VietnamBiz
Ảnh: VietnamBiz

Trong tháng 5, việc làm tiếp tục sụt giảm, đến từ tình trạng cắt giảm việc làm vì giảm khối lượng công việc. Thế nhưng, mức độ sụt giảm đã nhẹ hơn so với kỳ khảo sát trước. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong 3 năm chi phí đầu vào giảm, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất giảm giá bán hàng nhằm thúc đẩy nhu cầu. Mặt khác, chỉ số PMI của khu vực ASEAN chứng kiến 20 tháng liên tiếp đạt mức trên 50 điểm, dù chỉ số của đa số các quốc gia trong tháng 5 đều giảm nhẹ, tuy nhiên chuỗi cung ứng cải thiện và sức ép chi phí tiếp tục giảm có thể giúp ngành sản xuất hồi phục trong những tháng tới.

KBSV cho biết  điều đó chỉ ra rằng ngành sản xuất của Việt Nam dường như đang chậm chân hơn khi theo kịp sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài so với các quốc gia trong khu vực.

Đối với sản xuất công nghiệp, ước tính chỉ số IIP tháng 5 tăng 2,2% và 0,1% so với tháng 4 và cùng kỳ tương ứng nhờ việc Chính phủ đang chú trọng khôi phục phát triển nền kinh tế và chi phí đầu vào giảm.

Thế nhưng, mức tăng này chậm hơn so với tháng 4, còn IIP lũy kế 5 tháng đầu năm ước tính sụt giảm 2% so với cùng kỳ, chỉ ra rằng hoạt động sản xuất công nghiệp của nước ta vẫn chưa có chuyển biến tích cực.


Ảnh: VietnamBiz
Ảnh: VietnamBiz

Một số ngành công nghiệp chủ lực như xe có động cơ và sản xuất trang phục đã tăng so với tháng trước khi tăng lần lượt 3,4% và 4,1% so với tháng 4, còn sản xuất nội thất và điện tử chứng kiến mức giảm 6% và 0,2%.

Tính tổng 5 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến chế tạo sụt giảm 2,5% so với cùng kỳ, mạnh hơn so với mức giảm của toàn ngành.

KBSV cho biết việc xuất khẩu yếu là lý do chính làm sụt giảm hoạt động sản xuất trong nước. Theo dự báo, sức mua thời gian tới vẫn yếu nên đơn hàng sẽ thiếu hụt và khả năng tiếp cận vốn kém trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao. IIP sẽ khó có thể hồi phục khi triển vọng xuất khẩu kém khả quan.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

Tin mới cập nhật

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

15 giờ trước

Hạn mức tách thửa “làm khó” người dân TP. HCM

20 giờ trước

Mua đi bán lại bất động sản nhiều lần: Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc “làm giá”

20 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở về các đô thị vùng ven Hà Nội

20 giờ trước

Dự án Khu du lịch biển Lê Phan bỏ hoang gần 2 thập kỷ, chủ đầu tư đòi lại tiền "thừa"

20 giờ trước