meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành sản xuất vẫn gặp khó dù chỉ số PMI tháng đầu năm tăng

Thứ tư, 01/02/2023-16:02
Trong tháng đầu của năm 2023, ngành sản xuất của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, báo cáo mới công bố của S&P Global cho thấy chỉ số PMI (chỉ số Nhà quản trị mua hàng) của Việt Nam đạt 47,4 điểm trong tháng 1, đã tăng so với con số 46,4 điểm trong tháng 12, tuy nhiên vẫn chỉ ra rằng sức khỏe của ngành sản xuất đang lao dốc.

Báo cáo cho biết ngành sản xuất của Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó trong tháng đầu năm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn giảm.

Thế nhưng, có những dấu hiệu chỉ ra rằng nhu cầu đã cải thiện phần nào khi số lượng đơn hàng mới giảm chậm và lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng. Tốc độ tăng chi phí đầu vào tiếp tục tăng và ghi nhận ở mức cao của 6 tháng. Các nhà sản xuất khi đứng trước tình hình đó đã tăng giá bán hàng lần đầu tiên trong 3 tháng.


Nguồn: VietnamBiz
Nguồn: VietnamBiz

Theo dữ liệu của tháng 1, dù giảm nhẹ hơn chút so với tháng 12 nhưng sản lượng ngành sản xuất vẫn tiếp tục giảm đáng kể. Sự sụt giảm sản lượng thường do số lượng đơn hàng mới giảm.

Trong tháng 1, tổng số lượng đơn hàng mới đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp vì nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Thế nhưng, dấu hiệu cải thiện đã xuất hiện, nhất là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu trong 3 tháng. Do đó, tổng số lượng đơn hàng mới giảm nhẹ và là mức giảm nhẹ nhất trong giai đoạn đang giảm hiện tại.

Tương tự như một số chỉ số khác, việc làm đã sụt giảm nhẹ hơn trong tháng 1 năm nay. Khi yêu cầu về sản lượng giảm, số lượng người lao động cũng đã giảm ở tháng thứ 3 liên tiếp. Mặt khác, lượng công việc tồn đọng giảm trong tháng 1 sau khi đã tăng trong tháng 12, và tồn kho hàng thành phẩm đã sụt giảm mạnh nhất tính từ tháng 6 năm 2021.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 1 và đây là mức tăng nhanh nhất tính từ tháng 7 năm 2022. Theo các thành viên nhóm khảo sát, tại những nơi giá cả đầu vào tăng, nguyên nhân là vì chi phí nhập khẩu, thuế  và giá cả của nhà cung cấp đều tăng. 

Các nhà sản xuất buộc phải tăng giá vào tháng đầu năm vì chi phí đầu vào tăng nhanh hơn. Giá bán tăng nhẹ và tốc độ tăng ở mức nhanh nhất trong nửa năm.

Một số công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng vì chi phí nguyên vật liệu và khối lượng công việc giảm. Thế nhưng, việc nhu cầu có dấu hiệu cải thiện đã khiến các nhà sản xuất khác tăng cường mua hàng hóa đầu vào. Dẫu vậy, trong những tháng trước, hoạt động mua hàng hóa đầu vào giảm đã khiến lượng tồn kho hàng mua cũng giảm.

Thời gian giao hàng của các nhà cung cấp đã ngắn hơn sau khi bị kéo dài ở 2 tháng trước. Sự sụt giảm về nhu cầu hàng hóa đầu vào đã giúp các nhà cung cấp đẩy nhanh tiến độ giao hàng.

Niềm tin kinh doanh đã phần nào cải thiện, với kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong năm, từ đó sẽ giúp gia tăng sản lượng. Một nhân tố khác hỗ trợ cho triển vọng tươi sáng hơn là động thái nới lỏng hạn chế của Trung Quốc. Trong khảo sát, hơn một nửa số người trả lời bày tỏ sự lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng lên trong 1 năm tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

1 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

4 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

7 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

7 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

7 giờ trước