Đại chiến ngành chip giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
Hiện nay, khi thời đại công nghệ phát triển, tất cả mọi trang thiết bị từ chiếc điện thoại cho đến tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy tính… đều cần đến những chiếc chip điện tử, chính điều đó đã dẫn tới việc thiếu chip nghiêm trọng khiến cho “mặt hàng” này càng trở nên hot hơn bao giờ hết. Vậy tại sao không sản xuất ra nhiều chip điện tử hơn? Câu trả lời rất đơn giản vì chip chip điện tử không hề dễ để sản xuất nhất là những dòng chip hiện đại, mới nhất cần đến sự chi tiết, tỉ mỉ. Đối với ngành này để sản xuất ra một chiếc chip điện tử nhỏ vẫn phải cần đến lượng lớn máy móc đồ sộ, chất lượng cao, vật liệu quý kết hợp với những kỹ thuật cấp nhất.
Do đó, không khó hiểu khi việc sản xuất chip điện tử đang được thực hiện bởi một mạng lưới rộng khắp toàn cầu nhưng chỉ một số tập đoàn lớn mạnh mới nắm giữ được ưu thế trên cuộc đua này. Ví dụ như hãng TSMC của Đài Loan hiện đang kiểm soát sản lượng phần cứng của các chip dòng cấp cao lên đến 90%. Chính tầm quan trọng của chip điện tử đã khiến nhiều chuyên gia dự đoán cuộc chạy đua phát triển sản xuất chip sẽ bùng nổ trong tương lai không xa.
Phó giáo sư Chris Miller của trường đại học Tufts University đã đưa ra nhận định như sau: “Các nhà hoạch định chiến lược ở cả Bắc Kinh lẫn Washington đều hiểu rằng tất cả những công nghệ hiện đại ngày nay, từ tên lửa đến Drone quân sự hay thiết bị vận tải đều cần đến chip điện tử”. Nên có thể khẳng định vai trò của chip điện tử đang ngày càng quan trọng.
Trong 2 năm trở lại đây đại dịch diễn biến tại Trung Quốc đã khiến nhiều người nghĩ rằng quốc gia này có thể sẽ yếu thế trước Mỹ, nhưng trên thực tế mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy khi chính Mỹ cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất chip điện tử.
Nếu như trước đây, Mỹ trở thành quốc gia và “trái tim” của ngành sản xuất chip điện tử thì hiện nay mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi với sự vươn lên của hàng loạt các cường quốc lớn đặc biệt là Trung Quốc. Theo báo cáo của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) vào năm 1990 thị phần sản xuất chip điện tử của quốc gia này chiếm 37% nhưng vào năm 2020 chỉ còn 12% giảm 1/3 so với thời kì trước đó.
Nhận thấy tình hình nguy cấp, chính quyền Washington đã đưa ra một số biện pháp mạnh để cứu vãn tình hình nhằm đưa nhà máy sản xuất chip điện tử trở về Mỹ. Động thái mạnh nhất có thể thấy được là khi Nghị viện Mỹ thông qua đạo luật “CHIPS Act” vào tháng 8/2022, qua đó họ đã chấp nhận chi tới 280 tỷ USD để đầu tư nghiên cứu cho mảng chất bán dẫn.
Những sự đầu tư ồ ạt này quả thật đã mang lại kết quả khi nhiều công ty đã dịch chuyển nhà máy trở lại Mỹ. Ví dụ như Intel, đã chi 20 tỷ USD để đặt nhà máy lớn nhất thế giới cho dự án sản xuất chất bán dẫn hàng đầu tại bang Ohio. Dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2025 nhà máy sẽ tuyển dụng 3000 lao động để phục vụ cho công tác sản xuất.
Trước đó, Intel đã nghiên cứu nhiều địa điểm khác trên toàn nước Mỹ và nhận thấy New Albany-Ohio là nơi phù hợp và tốt nhất để đặt nhà máy cho dự án mới của họ. Đặc biệt, đây là mảnh đất có nguồn nhân lực rất dồi dào để cung cấp cho nhà máy sản xuất chất bán dẫn của họ, đồng thời, tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều người dân ở vùng này.
Theo các báo cáo nhân viên khi làm việc tại nhà máy mới này sẽ có mức lương bình quân khoảng 135.000 USD/năm với người lao động. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng lao động cũng cao khi họ phải có bằng cấp hoặc trình độ tương đương khi 70% công việc sẽ liên quan đến kỹ thuật.
Với dự án “khổng lồ” này tại bang Ohio đã được chào đón nhiệt tình ngay từ khi dự án được công bố. Ngoài việc tạo ra công việc cho hàng nghìn người thì đây cũng là “thỏi nam châm” hút các khoản đầu tư khổng lồ từ các nhà đầu tư tiềm năng. Ngay sau khi các khoản ngân sách được thông qua vào tháng 6/2021 thì đến bản ngân sách tài khóa 2022-2023, Ohio tiếp tục có những hỗ trợ cho dự án này để thúc đẩy nhanh thời gian hoàn thành như ưu đãi về thuế, giảm hoặc bỏ hoàn toàn thuế bất động sản cho các dự án trị giá hơn 1 tỷ USD...
Sau khi Intel công bố dự án thì bang Ohio đã có động thái mới để đáp trả khi tiếp tục tuyên bố gói hỗ trợ trị giá 2 tỷ USD, đây được ghi nhận là khoản ngân sách trợ giúp lớn nhất trong lịch sử bang này. Trong đó, sẽ bao gồm 700 triệu USD phục vụ cho mục đích mở rộng đường cao tốc và nâng cấp cơ sở hạ tầng, 650 triệu USD ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, còn 600 triệu USD còn lại sẽ đầu tư cho chính dự án của Intel.
Về phía chính quyền New Albany họ đã sẵn sàng miễn thuế bất động sản đối với dự án xây nhà máy của Intel với thời hạn lên đến 30 năm. Mặc khác chính quyền còn sẵn sàng sáp nhập các vùng đất của thị trấn quanh đó để có đủ quỹ đất phục vụ việc xây dựng nhà máy Intel.
Trung Quốc và Mỹ vẫn đang dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất chip điện tử trên toàn thế giới. Trong khi cả hai bên đều đang có những lợi thế nhất định thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khác có thể khiến họ mất ưu thế trên thị trường và cần được khắc phục sớm, vì rõ ràng cuộc đua sản xuất chip này càng để lâu thì sẽ càng có nhiều quốc gia hùng mạnh khác vươn lên gia nhập vào top đầu.