Một số ngành thâm dụng lao động tiếp tục gặp khó khăn sau Tết
BÀI LIÊN QUAN
Chỉ gần 70% doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội mở cửa sản xuất sau TếtSau kỳ nghỉ Tết, giá thép được điều chỉnh lên mức cao nhất 710.000 đồng/tấn Sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm mạnh do Tết và thiếu đơn hàngTheo Tiền Phong, đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội ngày 30/1 đã chia sẻ rằng dường như tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Hà Nội hiện đã hoạt động trở lại sau dịp nghỉ Tết. So với trước khi nghỉ Tết, tỉ lệ người lao động trở lại nhà máy làm việc đạt gần 98%, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ.
Vị đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội đều đã được thành lập từ lâu, hoạt động được từ 7-10 năm. Do đó, hoạt động sản xuất doanh nghiệp được duy trì ổn định, hầu hết người lao động làm việc nhiều năm nên gắn bó với công ty, đều trở lại làm việc sau Tết. Tỉ lệ chuyển việc hay nghỉ việc sau Tết thấp. Biến động người lao động lớn dịp đầu năm đa phần xảy ra ở những nơi có khu công nghiệp mới.
Lãi suất cao tiếp tục “kìm chân” doanh nghiệp bất động sản năm nay
Năm 2023, được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục là năm nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản buộc các doanh nghiệp này phải tính đến bài toán giảm quy mô.Doanh nghiệp bất động sản thắt chặt chi tiêu trong năm 2023
Nhiều nhà đầu tư phát triển bất động sản đã lên kế hoạch sẽ tiết kiệm cắt giảm tối đa chi phí, giảm tốc trong việc đầu tư, giãn tiến độ thực hiện dự án, hạ giá phân khúc sản phẩm để vượt khó trong những tháng tới. Đây là cách để doanh nghiệp đối phó với những khó khăn kéo dài.Sau làn sóng sa thải nhân sự, loạt doanh nghiệp lớn bắt đầu trào lưu cắt giảm lương của CEO
Theo ghi nhận, sau khi sa thải hàng nghìn nhân sự thì các công ty hàng đầu trên thế giới điển hình như Apple, Morgan Stanley, Goldman Sachs,... lại tiếp tục thực hiện chiến lược giảm lương của các CEO để có thể đối phó với nền kinh tế đang xấu đi.Theo Lãnh đạo Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam, tổng hợp báo cáo từ tổ chức công đoàn các địa phương cho thấy cả nước có hơn 95% người lao động làm việc trở lại sau Tết tính đến ngày 30/1. Theo đó, hoạt động của nhiều doanh nghiệp bình thường trở lại. Trước đó, ngày 27/1, cả nước mới có khoảng 50% doanh nghiệp hoạt động trở lại với tỉ lệ làm việc chỉ đạt 50%, thậm chí có nơi ghi nhận tỉ lệ người lao động đi làm việc lại chỉ ở mức 20%.
Theo tổng hợp báo cáo các cấp công đoàn, đã có gần 6,5 triệu lượt đoàn viên và người lao động được tổ chức công đoàn chăm lo tết trong dịp Tết Nguyên đán 2023 với tổng kinh phí lên đến trên 4.581 tỷ đồng.
Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đã có đánh giá về tình hình thị trường việc làm, lao động đầu năm 2023 rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng ổn định trở lại, từ đó giúp hồi phục thị trường việc làm và lao động.
Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm với nhu cầu tuyển nhân sự mới cao hơn số mất việc ở các doanh nghiệp trong cuối năm ngoái.
Dẫu vậy, bà Hà cho rằng tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp tại một số ngành nghề thâm dụng nhiều lao động sẽ tiếp tục sụt giảm đơn hàng nên gặp khó. Tình trạng này có thể diễn ra đến hết quý I năm nay nên tiếp tục tác động tới vấn đề bảo đảm công việc cho người lao động.
Các doanh nghiệp gặp khó đa phần do Mỹ và châu u - những thị trường xuất khẩu chính giảm nhu cầu tiêu dùng khiến cả đơn hàng đã ký và mới đều bị cắt giảm.
Theo số liệu công bố trước đó của Bộ LĐ-TB&XH, cả nước có 528 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng trong năm 2022, chủ yếu ở các ngành nghề da giày, dệt may, cơ khí công nghiệp phụ trợ hay chế biến gỗ…
Có hơn 637 nghìn người lao động tại các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng việc làm. Trong số đó có 53 nghìn người bị mất việc, còn lại đa phần là tạm hoãn hợp đồng hoặc giảm giờ làm.